- Môi trƣờng bên trong nội bộ HTXNN
2.1 Khái quát tình hình HTXNN trƣớc khi có Luật HTX (trƣớc năm 1996)
ĐẾN NAY)
2.1 Khái qt tình hình HTXNN trƣớc khi có Luật HTX (trƣớc năm1996) 1996)
Lịch sử hình thành HTXNN ở nước ta được tính từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) họp vào tháng 8 năm 1955 đề ra chủ trương xây dựng thí điểm HTXNN để làm cơ sở thực tiễn cho định hướng công cuộc cải cách XHCN đối với nơng nghiệp. Từ đó đến khi có Luật HTX năm 1996, HTXNN ở Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Có lúc phong trào được phát triển rầm rộ trên cả nước nhưng có lúc phong trào rơi vào bế tắc với hàng loạt HTXNN phải giải thể. Nguyên nhân của việc HTXNN bị thoái trào chủ yếu là do cơ chế quản lý kinh tế trước kia trong thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp đã thực hiện không đúng các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng HTXNN, đó là tập thể hóa các TLSX của hộ nơng dân vào thành của HTXNN (được hiểu là của nhà nước); xóa bỏ kinh tế hộ; gần như người nơng dân “bị ép buộc” khi tham gia HTXNN; nhà nước nước điều hành HTXNN bằng mệnh lệnh hành chính (coi HTXNN khơng phải là một đơn vị kinh tế tự chủ mà thực chất là một cơ quan của nhà nước); bao cấp tràn lan và trả cơng lao động theo cơng điểm nhưng khơng có sự kiểm sốt chặt chẽ dẫn đến tình trạng xã viên chán nản, làm việc dong cơng phóng điểm làm cho sản xuất nơng nghiệp của các HTXNN ban đầu có tốt nhưng càng sau càng trì trệ, sa sút.
Trước tình trạng trì trệ của sản xuất nơng nghiệp nói chung và của các HTXNN, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100-CT/TU tháng 01 năm 1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTXNN”.
Thực hiện cơ chế “khoán sản phẩm”, cơ chế quản lý HTXNN đã có sự thay đổi, cơng tác kế hoạch ở các HTXNN có tiến bộ, bước dầu phát huy được vai trò làm chủ của xã viên. Phân phối trong HTXNN được cải tiến từ chỗ phân phối theo
ngày công được thả nổi sang phân phối theo ngày cơng kế hoạch; thực hiện 3 lợi ích hài hịa hơn trước, lợi ích của xã viên, nhất là phần vượt khốn đạt bình qn theo đầu người xấp xỉ mức thu từ phân phối của HTX.
Tuy nhiên, từ năm 1986 đến năm 1987 đã nảy sinh những vấn đề mới, đồng thời bộc lộ những mâu thuẫn vốn có từ trước trong HTXNN chưa được giải quyết triệt để nên sản xuất nơng nghiệp chậm lại, trì trệ và khơng ổn định, thu nhập và đời sống của xã viên lại giảm tới mức báo động vào cuối năm 1987.
Từ những hạn chế trên, cơ chế “khoán sản phẩm” khơng cịn phù hợp. Thực tiễn trong nơng nghiệp, nơng thơn địi hỏi một cơ chế quản lý tiến bộ, phù hợp hơn. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị được ban hành tháng 4 năm 1988 chủ trương đổi mới HTXNN và tập đoàn sản xuất nông nghiệp theo hướng: tổ chức lại sản xuất, tích cực chuyển sang sản xuất hàng hóa và hạch tốn kinh doanh; dân chủ hóa, cơng khai hóa cơng tác quản lý, khắc phục tệ tham ô, mệnh lệnh, cửa quyền, ức hiếp xã viên; HTXNN thực hiện chế độ tự quản, tự xây dựng kế hoạch, tự chủ về sản xuất kinh doanh, có quyền mua sắm và nhượng bán những tài sản không dùng đến cho xã viên (trừ ruộng đất, rừng, mặt nước); sản phẩm làm ra được tự do sử dụng và tiêu thụ ở thị trường có lợi nhất. Cơ chế quản lý trong HTXNN được đổi mới: tiếp tục hồn thiện cơ chế khốn sản phẩm cuối cùng đến nhóm và hộ xã viên; gắn kế hoạch sản xuất với phân phối ngay từ đầu; giao khốn diện tích trồng trọt cho xã viên ổn định khoảng 15 năm; đảm bảo cho người nhận khoán thu được 40% sản lượng khoán trở lên; thực hiện phân công lại lao động theo hướng ai giỏi nghề gì làm nghề đó; thực hiện ngun tắc phân phối theo lao động và theo cổ phần đóng góp của xã viên; xóa bỏ bao cấp tràn lan trong HTX.
Tiếp đó là Nghị quyết 6 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VI) tháng 3 năm 1989 đề ra nhiều chính sách về đổi mới cơ chế quản lý nhà nước, trong đó đã đề cập tới những quan điểm và phương hướng lớn về đổi mới HTXNN theo hướng: hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ; kinh tế hợp tác có nhiều hình thức từ thấp đến cao; mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, mức độ tập thể
hóa TLSX đều gọi là HTX; HTXNN và tập đồn sản xuất nơng nghiệp là tổ chức kinh tế hợp tác bằng nhiều hình thức sở hữu về TLSX.
Kết quả thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về mặt đổi mới cơ chế quản lý các HTXNN đã đạt được: đã xác lập được vai trò của hộ xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, đó là sự chuyển đổi về chất. Hộ xã viên được quyền trực tiếp sử dụng quỹ đất và sở hữu các TLSX khác; họ có quyền quyết định q trình sản xuất, quyền tự do tiêu thụ sản phẩm làm ra ở nơi có lợi nhất sau khi đã làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước và với HTXNN; hoạt động của HTXNN đã có bước chuyển đổi khi hộ nông dân thành đơn vị kinh tế tự chủ. Hầu hết HTXNN đã thực hiện giao khoán ruộng đất cho hộ xã viên, chuyển nhượng trâu bị, cơng cụ, máy móc cho hộ xã viên sử dụng; bỏ việc tổ chức lao động tập trung và điều hành sản xuất hàng ngày theo kiểu chỉ huy; bỏ chế độ công điểm. Bộ máy quản lý của HTXNN được tinh giản, giảm khoảng 50% số cán bộ gián tiếp, có nơi giảm 60-70%.
Năm 1993, Luật đất đai được Quốc hội ban hành, theo Luật này, nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định 20 năm đối với đất cây trồng hàng năm và 50 năm đối với đất cây trồng lâu năm. Nơng dân có quyền được chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê đất đai theo quy định của pháp luật. Với chính sách ruộng đất và nhiều chính sách khác của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường, vai trò kinh tế hộ là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ được tăng cường, do vậy nội dung hoạt động của HTXNN là chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ, bao gồm các dịch vụ đầu ra, đầu vào cho sản xuất nơng nghiệp.
Với cơ chế quản lý mới, tình hình HTXNN đã có nhiều biến động. Ở các tỉnh Nam Bộ, sau khi hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất, phong trào hợp tác hóa giảm sút, HTXNN tan rã hàng loạt. Ở các tỉnh miền Trung và phía Bắc, nhiều HTXNN khơng chuyển đổi kịp để thích ứng với cơ chế quản lý mới đã tự giải thể, đặc biệt là các HTXNN ở các tỉnh miền núi phía Bắc; số HTXNN cịn lại thì chia tách thành các HTX quy mơ nhỏ theo thơn hoặc liên thơn. Tình hình tổ chức, quản lý và hoạt động của HTXNN cũng rất khác nhau, nhiều HTX tồn tại chỉ cịn là hình thức. Những HTXNN làm ăn khá là những HTX tự mị mẫm tìm đường chuyển đổi để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường.
Trước thực trạng hoạt động cầm chừng của các HTXNN, đã đặt ra yêu cầu bức xúc phải tạo khung pháp lý cho kinh tế HTX nói chung và HTXNN nói riêng để định hướng cho các HTXNN phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường một cách hiệu quả, ổn định, đúng quy luật kinh tế khách quan, đồng thời cũng là phương tiện để bảo vệ quyền lợi, tạo sự bình đẳng cho kinh tế HTX trong quan hệ với các thành phần kinh tế khác. Từ thực tế của các HTX và HTXNN, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã họp và thông qua Luật HTX năm 1996, đây là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của các HTX nói chung và HTXNN nói riêng được hoạt động theo đúng các nguyên tắc của một “HTX thực thụ”, mà các nguyên tắc này đã được các HTX trên thế giới khẳng định hơn 100 năm qua đó là: tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, cùng có lợi.