Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
BL dự thầu 926 14.13 1003 14.09 1211 15.21 BL tạm ứng 2158 32.94 2271 31.92 2434 30.57 BL thanh toán 1381 21.08 1570 22.06 1790 22.48 BL thực hiện hợp đồng 1324 20.21 1430 20.1 1584 19.89 BL bảo hành 575 8.77 640 8.99 710 8.91 Bảo lãnh khác 160 2.87 200 2.84 232 2.94 Dư nợ bảo lãnh 6550 100 7114 100 7961 100
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2015, 2016, 2017 của Ngân hàng Quân Đội - Chi nhánh Sở Giao Dịch 1
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ bảo lãnh liên tục tăng qua các năm. Cụ thể là: năm 2016 tăng so với năm 2015 là 564 tỷ đồng tương ứng với tăng 8%, năm 2017 tăng so với 2016 là 847 tỷ đồng tương đương với tăng 11,9%. Như vậy, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh của Sở Giao Dịch 1 tăng với tốc độ khá cao.
Có được kết quả này là do uy tín, thương hiệu của MB gây dựng qua các năm đặc biệt là uy tín trong lĩnh vực bảo lãnh. Ngân hàng thường xuyên chú trọng và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, từ đó ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục bảo lãnh, có biểu phí dịch vụ hợp lý, linh động, ngân hàng thực hiện chính sách khách hàng hợp lý với việc phân loại các khách hàng khác nhau. Đối với những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng uy tín hoặc các món bảo lãnh có giá trị cao, ngân hàng thường xun có chính sách ưu tiên như giảm phí, tín chấp, các điều kiện bảo lãnh linh hoạt về cả hai bên. Điều đó giúp cho SGD1 thu hút thêm các khách hàng mới và vẫn giữ được các khách hàng truyền thống của mình. Đáng chú ý là những năm gần đây, MB SGD1 đã có những chính sách thơng thống hơn về đối tượng bảo lãnh, tạo điều kiện cho các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện được sử dụng dễ dàng hơn.
Có thể nói với tốc độ tăng trưởng bảo lãnh cao cùng với sự hoạt động kinh doanh ổn định của mình, MB SGD1 đang ngày càng khẳng định vị thế của mình khi nhiều năm liên tiếp là một trong những chi nhánh hoạt động tốt nhất hệ thống, từ đó cho thấy sự cố gắng của tồn thể nhân viên cũng như ban lãnh đạo chi nhánh.
2.2.4.2. Quản lý chất lượng về cơ cấu các loại hình bảo lãnh
Trong thời gian gần đây các loại bảo lãnh đã được mở rộng cả về số lượng và
chất lượng. Cùng với việc gia tăng nhu cầu của thị trường là những cố gắng lớn của
ngân hàng nên dư nợ các loại bảo lãnh không ngừng tăng qua các năm và được thể hiện:
Bảng 2.5: Tình hình doanh số các loại bảo lãnh tại Ngân hàng Quân Đội - chi nhánh Sở Giao Dịch 1
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 6112 93.31 6533 91.83 7244 90.99
Trung - dài hạn 438 6.69 581 8.17 717 9.01
Dư nợ bảo lãnh 6550 100 7114 100 7961 100
Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm 2015, 2016, 2017 của MB Sở Giao Dịch 1
Qua bảng số liệu trên ta thấy: dư nợ bảo lãnh của các loại hình phần lớn đều tăng trưởng đều tại SGD1. Điều đó chứng tỏ phần này công tác Quản lý chất lượng bảo lãnh tại SGD1 đang phát huy tốt vai trị của mình. Thơng qua khảo sát và nghiên cứu, phân tích chất lượng và thực trạng bảo lãnh. Phòng Quản lý chất lượng đã hối hợp với Phòng Phát triển sản phẩm ban hành ra quy trình quản lý chất lượng bảo lãnh theo TB387/QĐ-HS ngày 01/09/2015 mà trọng tâm là quản lý tiền tạm ứng/thanh tốn (loại bảo lãnh có doanh số lớn nhất và tiềm ẩn rủi ro nhất). Cụ thể:
- Đối với bảo lãnh có hiệu lực khi tiền về và được đảm bảo bằng tiền tạm ứng/thanh toán chuyển về tài khoản thanh toán của khách hàng tại MB, việc giải tỏa tiền tạm ứng/thanh toán cần đáp ứng điều kiện:
+ Giá trị giải tỏa tiền tạm ứng/thanh toán xác định ngay tại thời điểm phát hành bảo lãnh và được phê duyệt bởi cấp có Thẩm quyền và
+ Tiền tạm ứng/thanh toán dự kiến giải tỏa khơng được tính là tài sản bảo đảm khi xác định thẩm quyền.
- ĐVKD thực hiện giải tỏa tiền tạm ứng/thanh toán khi khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích giải tỏa, ngoại trừ các trường hợp sau:
+ Bảo lãnh có hiệu lực khi tiền về ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh bằng tiền mặt hoặc đảm bảo 100% bằng sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi do MB phát hành của khách hàng/bên thứ ba có liên quan đáp ứng điều kiện về mối quan hệ giữa khách hàng và bên sở hữu tài sản theo quy định MB từng thời kỳ (tiền tạm ứng/thanh tốn độc lập với hình thức bảo đảm của phương án phát hành bảo lãnh); hoặc phương án thỏa mãn đồng thời các điều kiên sau:
(i) Tổng giá trị giải tỏa (lũy kế) không vượt quá phần lợi nhuận của phương án (phần lợi nhuận của phương án được đơn vị Thẩm định xác định theo từng phương án và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt)
(ii) Tổng giá trị giải tỏa ≤ 30% giá trị tiền tạm ứng/thanh toán (tỷ lệ 30% được tính trên giá trị tiền tạm ứng/thanh toán chưa trừ đi số tiền dùng để ký quỹ bảo lãnh)
(iii) Tổng giá trị giải tỏa ≤ 10% giá trị hợp đồng đầu ra.
Có thể thấy, qua một phần quy định trên có thể thấy việc quản lý hợp lý, rất thống mà vơ cùng chặt chẽ, khoa học của bộ phận quản trị chất lượng MB, tuân thủ theo đúng quy trình quản lý này vừa đem lại chất lượng trong hoạt động kinh doanh của MB vừa giúp khách hàng quản lý dòng tiền tốt.
2.2.4.3. Quản lý chất lượng bảo lãnh theo thời gian