Trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc, có một nền kinh tế cũng đang chuyển mình gần như đồng thời với nó, đó là nền kinh tế Ấn Độ. Khá nhiều bài viết đã mệnh danh cho hai quốc gia này dưới nhiều cái tên thật hấp dẫn như: “Con rồng Trung Quốc, con voi Ấn Độ”, “Những siêu cường mới”… Quả thật, sự vươn lên nhanh chóng của hai nước đang phát triển đơng dân nhất thế giới này đã và đang làm sự phát triển của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trở nên sôi động.
Đạt được những thành cơng như vậy là nhờ có chính sách cải cách sâu rộng của chính phủ Ấn Độ. Đặc biệt là chính sách tự do hóa, mở cửa cho khu vực kinh tế tư nhân tạo đà phát triển.
Tháng 7 - 1991, Chính phủ Ấn Độ quyết định thực hiện mạnh mẽ chính sách tự do hóa. Có thể nói đây là bước chuyển đổi cơ bản trong chiến lược cơng nghiệp hóa nói riêng, đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung của
đất nước. Cuộc cải cách kinh tế từ giữa năm 1991 ở Ấn Độ là một cuộc cải cách tồn diện nhằm điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mơ và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển từ một nền kinh tế tập trung cao và đóng cửa sang một nền kinh tế phi tập trung, phát triển năng động, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.
Nhờ cải cách và tự do hóa, Ấn Độ đã có bước tiến vượt trội về phát triển kinh tế trong 15 năm qua. Sự nổi lên của Ấn Độ thể hiện ở chỗ, nước này đã thay đổi từ một quốc gia nghèo, có tỷ lệ dân số thiếu đói lớn, vươn lên trở thành một cực tăng trưởng mới của thế giới, thành nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á, và cũng là một điểm sáng tăng trưởng kinh tế ở Nam Á. Sự nổi lên về kinh tế của Ấn Độ là không thể phủ nhận được.
Từ năm 1992, kinh tế Ấn Độ bước vào chu kỳ tăng trưởng cao, hiện nay Ấn Độ đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới. % 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 5.1 0.8
Hình 1.1: Tốc độ tăng GDP của Ấn Độ 1991 – 2005
Nguồn: [23, tr.78]
Theo tính tốn của các nhà kinh tế học, từ hơn 13 năm qua Ấn Độ luôn đạt mức tăng trưởng trung bình là 6,2%. Hiện nay, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba Châu Á. Tổng GDP của Ấn Độ theo giá trị thị trường năm 2005 đạt 754,8 tỷ USD. Ấn Độ có lực lượng lao động đơng đảo được đào tạo, có tay nghề cao, nhất là trong các ngành mũi nhọn như thông tin, sinh học, y tế.
Theo các nhà phân tích, cơ cấu dân số của Ấn Độ cũng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo. Ước tính, đến năm 2020, 47% người Ấn sẽ trong độ tuổi 15-59 (hiện nay là 35%). Trong lúc dân số trong độ tuổi lao động của Hoa Kỳ, Tây Âu, kể cả Trung Quốc, theo dự báo sẽ khơng ngừng sụt giảm. Khi đó, Ấn Độ sẽ trở thành nơi có lực lượng lao động và tiêu dùng đơng đảo nhất.
Vai trị của khu vực kinh tế tư nhân đã được quan tâm và bắt đầu phát huy hiệu quả kể từ sau cải cách kinh tế năm 1991. Lúc đó, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai một chương trình Tư nhân hóa. Mục đích cơ bản của chương trình Tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Ấn Độ nhằm: Thứ nhất, chuyển phần lớn nguồn tài chính khan hiếm của Nhà nước từ các doanh nghiệp Nhà nước ngoài các ngành chiến lược sang đầu tư cho những ngành có tính ưu tiên xã hội cao hơn như giáo dục, y tế, phúc lợi, cơ sở hạ tầng xã hội và các hạ tầng thiết yếu khác. Thứ hai, chấm dứt sự lãng phí do phải nuôi dưỡng các doanh nghiệp Nhà nước không phải chiến lược mà lại làm ăn kém hiệu quả. Thứ ba, giảm khối lượng nợ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Thứ tư, tăng tính cạnh tranh và mạo hiểm của các doanh nghiệp, tạo điều kiện giải phóng các nguồn lực khan hiếm như tài chính, nhân cơng, thời gian, năng lượng… đang bị kẹt trong các doanh nghiệp Nhà nước. Như vậy, về nhận thức, Ấn Độ đã nhanh chóng thừa nhận vai trị chính yếu của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, xác định tư nhân hóa là một trong những trọng điểm của cơng cuộc cải cách theo hướng tự do hóa.
Ấn Độ, trên thực tế, chỉ thực hiện việc nâng cao chất lượng cho khu vực kinh tế tư nhân bắt đầu từ năm 2000. Hướng chủ yếu của q trình tư nhân hóa ở Ấn Độ từ năm 2000 là thơng qua hình thức “bán doanh nghiệp” hay nói cách khác là chuyển quyền sở hữu và quyền quản lý cho tư nhân. Đây chính là một bước tiến lớn và có hiệu quả hơn nhiều so với chủ trương thay đổi tỷ lệ vốn Nhà nước trước đây.
Ấn Độ là nước nông nghiệp lạc hậu dư thừa lao động. Theo thống kê ILO trong thập kỷ 90 có 100 triệu người thất nghiệp ở các nước đang phát triển thì Ấn Độ có 20 triệu chưa tính số bán thất nghiệp. Thực tế khu vực tư nhân ở Ấn Độ góp phần to lớn trong việc tạo việc làm. Số lao động trong khu vực này tăng từ 30,7 triệu người năm 1974 lên 101,4 triệu người năm 1987, chiếm 80% tỷ số lao động công nghiệp. Ở Ấn Độ cũng như ở nhiều nước đang phát triển khác, tồn tại hai thị trường lao động. Thị trường chính thức gồm khu vực Nhà nước, các cơng ty, tập đồn kinh doanh lớn, hợp đồng lao động được ký kết chính thức thơng qua thương lượng tập thể với vai trị quan trọng của cơng đồn, nghiệp đồn. Khu vực khơng chính thức, thị trường lao động chủ yếu của doanh nghiệp tư nhân mang tính chất mặc cả riêng lẻ, thiếu một cơ chế chính thức về mơi giới lao động, đơi khi mang tính chất gia đình, hoặc hoạt động bất hợp pháp nhất là các doanh nghiệp gia đình từ 3 đến 5 lao động. Khu vực này thường là khu vực thị trường của người mua. Tuy nhiên khối lượng lao động được th mướn trong khu vực thị trường khơng chính thức này khá lớn. Với nguồn cung lao động chính là của những người nhập cư, những người di cư từ nông thôn ra thành thị hoặc những người chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động lĩnh vực phi công nghiệp ở ngay tại nông thôn họ sinh sống.