- Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
5. Có vốn đầu tư nước ngồ
2.3.2. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân
Khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trị rất quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm. Đây là nơi có khả năng tạo được nhiều việc làm nhất. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn.
Phần lớn các cơ sở của khu vực kinh tế tư nhân có quy mơ nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất là hiện tượng phổ biến và được coi là một trong những cản trở lớn nhất sự phát triển sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân. Đa số các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế tư nhân đều sử dụng máy móc, thiết bị lạc hậu tới hai, ba thế hệ. Số doanh nghiệp được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại chưa nhiều, chỉ có khoảng 24% số doanh nghiệp tư nhân và 25% số công ty trách nhiệm hữu hạn là đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại.
Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu là lao động phổ thơng, ít được đào tạo, trình độ văn hố và kỹ năng thấp. Qua số liệu điều tra cho thấy trong khu vực này chỉ có 5,13% số lao động có trình độ đại học, khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp khơng có bằng cấp chun mơn, riêng các cơ sở kinh tế cá thể và tiểu chủ chỉ có 0,5% số lao động có trình độ cao đẳng và đại học.
Về phía Nhà nước: nhiều chính sách chế độ đối với kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, còn thể hiện sự thiếu thơng thống. Chẳng hạn, hệ thống ngân hàng thường đặt ra những điều kiện ngặt nghèo hơn đối với doanh nghiệp tư nhân khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, hoặc Nhà nước vẫn chưa có một chính sách cụ thể về giải quyết mặt bằng các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam mới đang ở trình độ thấp của sự phát triển. Tính độc lập, riêng rẽ của mỗi doanh nghiệp đang là phổ biến. Tính liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh cịn thấp nên khó tạo được sức mạnh chung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng doanh nghiệp. Hơn nữa, tính tự phát và các mặt tiêu cực của khu vực kinh tế tư nhân đã gây khơng ít khó khăn đối với cơng tác quản lý của Nhà nước. Tình trạng khơng chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh các luật pháp kinh doanh đang là hiện tượng khá phổ biến.
Tiền lương và thu nhập trung bình của người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Quyền lợi của người lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân chưa được các chủ doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Chính phủ cũng đã quy định các doanh nghiệp phải nộp 15% quỹ lương vào quỹ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở khu vực kinh tế tư nhân cịn khơng ít những thiếu sót.
Những hạn chế, khó khăn trên là do xuất phát từ những nhân tố sau:
Thứ nhất, do những nhân tố thuộc về phía Nhà nước. Nhà nước vẫn
chưa tạo điều kiện về môi trường thể chế, chính sách thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Những cơ chế, chính sách chưa có sự hỗ trợ, ưu đãi đối với sự phát triển của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự phân biệt đối xử trên thực tế của doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đã dẫn đến vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận vốn, đất đai ở khu vực này.
Mặc dù lượng vốn đầu tư, vốn kinh doanh và tài sản cố định của khu vực nhà nước ln chiếm tỷ trọng trên 50%, thậm chí là cao gấp hơn 2 lần so với khu vực tư nhân tuy nhiên thành tích đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP và giải quyết cơng ăn việc làm thì lại khơng hề tương xứng. Khu vực kinh tế tư nhân sử dụng ít nguồn lực hơn và phải hoạt động trong mơi trường chưa bình đẳng, bị chèn ép nhưng vẫn tạo ra những kết quả và thành tích cao hơn nhiều. Chính vì vậy, những chính sách ưu tiên các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, ưu tiên những ngành sử dụng nhiều vốn đã hạn chế sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và khả năng tạo việc làm của khu vực này.
Thứ hai, thuộc về phía khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực này vẫn chưa
có những chính sách đảm bảo cho người lao động được làm việc ổn định. Về việc nâng cao trình độ, các chế độ xã hội như tiền lương, bảo hiểm xã hội phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra của các chính sách Nhà nước.
Trên đây là những khó khăn, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân. Để phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là trong lĩnh vực tạo công ăn việc làm cho người lao động thì cần phải có những giải pháp mang tính cụ thể, thiết thực.
CHƢƠNG 3