chiêm nghiệm. Vào thập niên 1950, thành phần kinh tế cơng đóng góp khoảng 75% GDP. Đến đầu thập niên 1960, Đài Loan chủ trương dùng thành phần kinh tế tư nhân (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) làm chủ lực cho công cuộc phát triển.
Trong suốt 20 năm sau đó, thành phần kinh tế cơng vẫn tiếp tục tăng trưởng trung bình 7%/năm, trong khi đó thành phần kinh tế tư nhân tăng trưởng 15-20%/năm. Sách lược phát triển của Đài Loan dựa vào nguyên tắc thị trường và thành phần kinh tế tư nhân đã mở đường cho Đài Loan trở thành một nền kinh tế phát triển vào giữa thập niên 1980, với thành phần kinh tế tư nhân đóng góp 70% GDP, tạo hơn 80% cơng ăn việc làm mới.
Đài Loan đã triển khai một sách lược hiệu quả, đó là “Tư hữu hóa rủi ro, xã hội hóa cơ hội” để tận dụng nguồn lực tối ưu, đỡ bớt gánh nặng đầu tư rủi ro ở nhiều lĩnh vực mà chính quyền khơng chun và khơng có thế mạnh. Và cũng nhờ vào chủ trương phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Đài Loan đã vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn nhờ chia đều rủi ro cho nhiều doanh nghiệp, thay vì tập trung vào một số tập đồn lớn như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản. Việc phát triển khu vực tư nhân dựa vào phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ năng động, trong một môi trường cạnh tranh cao, hướng đến hội nhập quốc tế vừa đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng nhanh, vừa nhanh chóng giải quyết những khó khăn trong việc tạo lập việc làm… là bài học nổi bật của mơ hình phát triển theo kiểu “Đài Loan”.
CHƢƠNG 2