- Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân
2.2.3. Tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân; phân tích theo tiêu chí vùng, miền
theo tiêu chí vùng, miền
Lao động có việc làm trong các khu vực kinh tế có tỷ lệ về số lượng lao động khá đồng đều giữa các vùng lãnh thổ. Vì vậy, tỷ lệ lao động giữa các vùng theo khu vực kinh tế khá gần với con số chung. Lao động ở khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là vùng Tây Bắc Bộ, với tỷ lệ 93,08% so với con số chung là 88,70% của cả nước; thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ với tỷ lệ 80,14%. Ở khu vực kinh tế Nhà nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ lao động cao nhất 13,32% và vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỷ lệ thấp nhất là 5,92% so với tỷ lệ lao động chung là 9,28%. Ở khu vực đầu tư nước ngoài, tỷ lệ lao động chung ở mức khá thấp là 2,02%, trong đó tỷ lệ lao động thấp nhất ở vùng Tây Bắc Bộ là 0,22% và tỷ lệ lao động cao nhất là 6,53% ở vùng Đông Nam Bộ. Như vậy, ở vùng Đông Nam Bộ, lao động có việc làm ở khu vực Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ cao nhất. Riêng về tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân so với tổng lao động của vùng thì vùng Tây Bắc Bộ đạt con số cao nhất (xem Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và vùng lãnh thổ năm 2007 (Xem chi tiết trong Phụ lục 1)
Chung
Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: MOLISA, Kết quả điều tra lao động - việc làm năm 2007
Khu vực kinh tế tư nhân ln đóng vai trị quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động. Năm 2000, trong tổng số lao động làm việc ở khu vực kinh tế tư nhân thì có đến 22,1% lao động thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, tiếp đó là vùng Đồng bằng sơng Hồng với tỷ lệ 19,7% và thấp nhất là vùng Tây Nguyên với tỷ lệ 3,9%. Đến năm 2007, lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm nhiều nhất vẫn là vùng Đồng bằng sông Cửu long với 22,4%, vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt con số gần sát với Đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 22,2%. Thấp nhất vẫn là vùng Tây Bắc Bộ với tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân chiếm 3,4% của cả nước. Tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân ở hầu hết các vùng trong cả nước nhìn chung đều tăng lên, duy chỉ có hai vùng Đơng Bắc Bộ và Đơng Nam Bộ là có tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tư nhân của cả nước giảm, tỷ lệ này vào năm 2007 lần lượt là 11,8% (so với năm 2000 là 15,4%) và
13,7% (so với năm 2000 là 14,3%). Tuy nhiên cùng với con số giảm về tỷ lệ lao động này thì số lượng lao động ở vùng Đông Nam Bộ năm 2007 vẫn tăng lên so với năm 2000. Như vậy có thể thấy hai vùng Đồng bằng sơng Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long ln có khả năng tạo việc làm nhiều nhất cho người lao động (xem Bảng 2.12).
Bảng 2.12: Tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân chia theo vùng lãnh thổ (Xem chi tiết trong Phụ lục 2)
Vùng
Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Bộ
Tây Bắc Bộ Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng
Nguồn: MOLISA, Điều tra lao động việc làm các năm 2000, 2003, 2005, 2007, NXB Lao động - xã hội
Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007 cho thấy tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm có nhiều điểm khác nhau giữa các địa phương. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân của các doanh nghiệp tư nhân là 7,1%. Doanh nghiệp ở Phú Thọ (23,0%) và Long An (14,6%) có tốc độ tăng trưởng
cao trong khi các doanh nghiệp ở Khánh Hịa khơng tăng giữa hai cuộc điều tra 2005 và 2007 (xem Bảng 2.13).
Bảng 2.13: Tăng trƣởng lao động theo địa phƣơng
Tổng Hà Nội Phú Thọ Hà Tây Hải Phịng Nghệ An Quảng Nam Khánh Hịa Lâm Đồng Tp Hồ Chí Minh Long An
Nguồn: Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2007, NXB tài chính 2008, Trang
20
Tính trong cả nước, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có tốc độ tăng khá nhanh và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động ở các vùng lãnh thổ. Trong vòng 5 năm từ 2002 đến hết 2006, số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã tăng thêm với một con số đáng kể là 26%, trung bình mỗi năm tăng 5,2%. Khu vực sản xuất kinh doanh này thu hút được một lượng lao động lớn tăng 30% trong 5 năm, trung bình mỗi năm tăng 6%. Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh tăng nhiều nhất là ở vùng đồng
đồng bằng sông Cửu Long (41,2%) và thấp nhất vẫn là vùng đồng bằng sông Hồng (16,1%) (xem Bảng 2.14). Như vậy, phải chăng là vùng đồng bằng sơng Hồng chưa có những chính sách tích cực đối với khu vực sản xuất hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp.
Bảng 2.14: Số lƣợng và tốc độ phát triển số cơ sở, lao động
của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Tổng số
Nguồn: Niên giám thống kê 2007
Cùng với sự phát triển theo hướng ngày càng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, các vùng, địa phương trong cả nước nhìn chung đều có sự tăng trưởng đáng kể về quy mô, số lượng đơn vị sản xuất, góp phần trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Trong đó, sự đóng góp quan trọng là do khu vực kinh tế tư nhân mang lại.