Một số giải pháp và góp ý cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của NHTMCP tiên phong giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 575 (Trang 54 - 62)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.7. Một số giải pháp và góp ý cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Qua đề tài nghiên cứu cùng với kết quả của khoá luận, tác giả đưa ra một số giải pháp cho ngân hàng như sau:

Duy trì tỉ lệ an tồn vốn ổn định

Việc gia tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ giúp gia tăng khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng trong thời buổi mở cửa thị trường với việc các ngân hàng nội địa phải cạnh tranh với các ngân hàng ngoại quốc có thế mạnh cả về tiềm lực tài chính lẫn kinh nghiệm đầu tư và quản lý. Tiên Phong bank những năm gần đây có lợi nhuận ổn định và tạo được niềm tin lớn trong thị trường nên việc gia tăng vốn và huy động đầu tư từ các nhà đầu tư mới sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vốn chủ sở hữu mở rộng cũng giúp cho quy mô của ngân hàng được gia tăng, tiếp cận với các chuẩn mực tài chính cao hơn và được tạo điều kiện kinh doanh các sản phẩm tài chính chuyên biệt hơn.

Sau khi chính thức cơng bố ngân hàng đã hoàn thành cơ cấu vốn và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoàn thành quy chuẩn Basel II vào ngày 1/5/2019, Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã chính thức được nới rộng tăng trưởng tín dụng và nhận nhiều ưu đãi hơn từ Ngân hàng Nhà nước. Việc có thêm được khoảng trống trong phát triển tín dụng của Tiên Phong vừa mang lại cơ hội cũng như là thách thức cho chính ngân hàng. Về cơ hội có thể kể đến khả năng cho vay được mở rộng hơn tới các doanh nghiệp lớn hơn, đáp ứng được thêm các sản phẩm tín dụng đa dạng hơn đặc biệt là mảng cho vay dựa trên thư tín dụng LC và LC UPAS đang được ngân hàng chú trọng phát triển trong thời điểm giao thương buôn bán ngày càng gia tăng đáng kể, đóng góp một phần khơng hỏ vào GDP của Việt Nam. Ngược lại có những thách thức rất lớn về việc đảm bảo an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II đề ra. Tuy nhiên ngân hàng cũng đã có kế

hoạch trong việc phát triển dịng vốn chuẩn bị cho việc nới rộng phát triển tín dụng, cụ thể là việc hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng vào năm 2018 (IPO) cùng với kế hoạch phát hành trái phiếu vào tháng 6 năm nay.

Nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng

Trong thời điểm nền kinh tế thế giới tồn tại nhiều bất ổn với việc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra căng thẳng, hay việc chiến tranh tại khu vực trung đông đang khiến cho giá dầu tăng nhanh chóng. Mặt khác, tài sản của ngân hàng tồn tại dưới nhiều dạng trong đó có các tài sản tài chính (đến từ trái phiếu, cổ phiếu các quốc gia, tổ chức, ...) và ngoại tệ mặt chiếm một phần không nhỏ trong cấu trúc tài sản của ngân hàng cho nên các ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến động trên thị trường tài chính và chính trị thế giới. Tiên Phong nên chú trọng đến chất lượng tài sản của ngân hàng cũng như đa dạng hố khối tài sản để đảm bảo tính thanh khoản cũng như rủi ro giảm giá của tài sản được giảm bớt

Duy trì tính thanh khoản của Ngân hàng

Để đảm bảo chức năng thanh toán của mình, ngân hàng cần phải duy trì được một lượng tài sản có ở tính lỏng tốt, đặc biệt là các tài sản có tính lỏng cao như tiền mặt, các trái phiếu, tín phiếu chính phủ, tiền gửi tại các NHTM và NHNN. Ngoài ra, ngân hàng nên xây dựng một danh mục tài sản có một cách hợp lý nhằm tránh lãng phí nguồn vốn huy động cũng như tối đa hoá các khoảng nghỉ tiền gửi trong hệ thống của mình, đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ đã cam kết.

Định hướng khách hàng mục tiêu và phát triển các sản phẩm mới

Trong bối cảnh thị trường tài chính trong nước ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp cũng như khách hàng tiêu dùng cá nhân cũng ngày càng gia tăng nhu cầu. Đối với khách hàng doanh nghiệp, nhu cầu vốn trung và dài hạn luôn là cấp thiết, dẫn tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng trở nên hấp dẫn với các ngân hàng thương mại. Cịn đối với mảng tín dụng tiêu dùng và bán lẻ của Tiên Phong Bank hiện đang chiếm một phần ba trên tổng cho vay của Ngân hàng nên tiếp được được ủng hộ và phát triển trong thời gian tới với kỳ vọng sẽ chiếm 50% tổng tín dụng của Tiên Phong bank trong thời gian gần. Các sản phẩm nên tập chung chủ yếu ở đây là các gói mua nhà, mua xe tiêu dùng trong thời điểm nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao về nhà ở, kết

hợp với việc giá xe đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi các điều kiện thuế quan về nhập khẩu xe tại nước ta đã được nới rộng.

Tận dụng mạng lưới khách hàng từ các cổ đơng và các chương trình ưu đãi nhằm mở rộng mạng lưới thẻ tín dụng gắn liền với sự phát triển của cho vay tiêu dùng cá nhân.

về việc phát triển mạng lưới thẻ tín dụng và cho vay tiêu dùng, Tiên Phong bank dựa trên cơ sở nền tảng khách hàng từ những cổ đông lớn trong ngân hàng. Cụ thể ở đây là những khách hàng nhà vàng của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý DOJI, khách hàng đối tác của Tập đoàn FPT cùng với các cá nhân tham gia sản phẩm bảo hiểm của Công ty Tái bảo hiểm Việt Nam Vinare.

Việc phát triển mạng lưới khách hàng lớn với sự trợ giúp của các cổ đông lớn sẽ giúp cho Tiên Phong tạo được lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đồng thời điểu này cũng mở rộng và nâng cao uy tín của ngân hàng trong nhiều lĩnh vực tài chính và tiêu dùng cá nhân, vốn được đánh giá là thị trường màu mỡ và còn non trẻ so với các nước trong khu vực.

3.8. Một số kiến nghị với các bên.

3.8.1. Ngân hàng nhà nước cần nâng cao năng lực giám sát các NHTM.

Trong thời gian gần đây, hiệp ước Basel II đang ngày càng được phổ biến rộng rãi trong nước cũng như thị trường tài chính thế giới, trong đó có nói rõ tới vai trị của cơ quan giám sát chính là Ngân hàng Nhà nước. NHNN đóng vai trị quan trọng trong việc ổn định hoạt động của hệ thống NHTM, cung cấp giấy phép hoạt động cũng như chứng nhận tuân thủ luật lệ cho các Ngân hàng. Do đảm nhận một trách nhiệm nặng nề như thế nên các nhà lãnh đạo quản lý cần nâng cao chất lượng hoạt động cũng như hiệu quả thanh kiểm tra của NHNN trong thời gian sớm.

Về việc kiểm tra đạt hiệu qua cao và nhanh chóng, cần hồn thiện mơ hình thanh tra theo chiều dọc và hoạt động với tần suất nhiều hơn nhằm phịng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra sớm nhất có thể.

về đội ngũ cán bộ: cần liên tục trau dồi kiến thức cũng như nghiệp vụ ngân hàng nhằm tăng chuyên môn cũng như nghiệp vụ thanh kiểm tra của mình, từ đó đem tới hiệu quả cho cả hai bên từ NHNN tới các NHTM.

Ngoài ra, NHNN cùng cần tăng cường giao lưu, hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội kinh tế trên thế giới. Qua đó có thể giới thiệu, mở rộng mối quan hệ cũng như tiếp thu các chuẩn mực kinh tế được chấp nhận trên toàn cầu. NHNN nên làm cầu nối giúp cho các NHTM có thể tiếp cận được với các chuẩn mực, các nguồn vốn ưu đãi trên thị trường quốc tế, từ đó mở rộng cơ hội đầu tư, đón nhận đầu tư từ khắp nơi trên thế giới.

3.8.2. Đối với các bên liên quan khác

Bộ tư pháp cần triển khai tốt các đạo luật liên quan tới hoạt động của Ngân hàng Thương mại, bao gồm các sản phẩm kinh doanh được phép theo quy mô của ngân hàng, các biện pháp chế tài xử phạt dành cho các ngân hàng có hành động xấu trong cạnh tranh kinh doanh. Đồng thời, bộ cũng nên cập nhật liên tục, kịp thời chế tài về các sản phẩm tài chính đang phát triển ngày một nhiều trên quốc tế cũng như trên thị trường tài chính Việt Nam, từ đó đưa ra các hướng dẫn phù hợp cho nước ta, giúp cho hoạt động của các NHTM được diễn ra thông suốt.

Bộ kế hoạch và đầu tư, ủy ban nhân dân các thành phố đóng vai trị là trung gian cung cấp các nguồn vồn giá rẻ cho các NHTM, đặc biệt là trong thời điểm mở rộng hoạt động cũng như chu kỳ phát triển của đất nước đang trong giai đoạn tốt. Một khi tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, lợi nhuận của NHTM có thể mở rộng lên một mức mới so với việc huy động vốn hằng ngày trên thị trường 1.

Bộ tài chính, tổng cục thuế và tổng cục thống kê cần có những báo cáo kiểm toán, báo cáo thuế cũng như số liệu nền kinh tế vĩ mơ chính xác và kịp thời, từ đó các NHTM có thể đưa ra quyết định hoạt động, đầu tư chính xác, mang lại hiệu quả cao

KẾT LUẬN

1. Kết luận chung và giải pháp cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Tóm lại, khóa luận: "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời

của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong trong giai đoạn 2014-2018" đã chỉ

ra các yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài tác động tới lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, đồng thời tập trung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố lên lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể các nhân tố tác động có thể phân thành hai nhóm chính như sau:

Nhóm các yếu tố tác động rõ ràng lên lợi nhuận: bao gồm các yếu tố như chi phí hoạt động (thể hiện qua tỉ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản) và chi phí dự phịng rủi ro tín dụng. Nhân tố chi phí hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận với việc gia tăng chi phí hoạt động trong giai đoạn ngân hàng chưa đạt được điểm tối ưu quy mô sẽ giúp cho lợi nhuận của ngân hàng gia tăng. Điều này cho thấy Ngân hàng TMCP Tiên Phong đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng quy mô và chưa đạt được điểm tối ưu lợi nhuận. Đối với chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, việc có tác động ngược chiều rõ ràng tới hai chỉ số đo lường lợi nhuận ROA và ROE cho thấy rằng, việc dự phịng rủi ro tín dụng làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Tiên Phong. Điều này được giải thích rằng với việc khẩu vị rủi ro cao của ngân hàng đã khiến cho tỉ lệ nợ xấu ở nhóm cao trở nên lớn hơn, kéo theo đó là việc gia tăng chi phí dự phịng và các chi phí vẫn hành khác nhằm khắc phục cũng như gia cố các khoản nợ tín dụng xấu, mất thanh khoản nói chung.

Nhóm các yếu tố tác động hai chiều: bao gồm các yếu tố như quy mô của Ngân hàng, tính thanh khoản và hiệu quả quản lý tài sản. Qua mơ hình hồi quy cho thấy kết quả tương quan không thật sự rõ ràng của các yếu tố trên tới lợi nhuận của TPBank. Với quy mô (thể hiện qua vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản), việc tăng quy mô thông qua việc gia tăng tỉ lệ vốn chủ sở hữu sẽ làm cho lợi nhuận chung của cả ngân hàng tăng, thể hiện qua mối tương quan đồng biến với ROA. Tuy nhiên, việc vốn góp của chủ sở hữu tăng thông qua việc giữ lại lợi nhuận sẽ làm cho lợi nhuận tới chủ sở hữu thấp hơn, thể hiện qua mối tương quan ngược chiều với ROE. Tương tự với tính thanh khoản (thể hiện qua khả năng trả nợ của Ngân hàng) và hiệu quả cấu trúc tài sản cũng thể hiện mối tương quan ngược chiều giữa hai chỉ số sinh lời ROA và ROE.

2. Ưu điểm và hạn chế của khóa luận

Ưu điểm

Khóa luận nghiên cứu về sự khả năng sinh lời của một ngân hàng trẻ trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, Tiên Phong Bank. Đặc biệt hơn là TPBank vừa trải qua giai đoạn đề án tái cơ cấu được NHNN Việt Nam chấp thuận nhưng đã đạt được những thành tích đáng nể trong hệ thống, tạo được tiếng vang trên thị trường tài chính. Việc nghiên cứu của khóa luận đã tìm hiểu được các vấn đề như:

• Tình hình hoạt động của Tiên Phong sau giai đoạn tái cơ cấu

• Lợi nhuận của Tiên Phong được hình thành từ các nguồn nào

• Ảnh hưởng của các yếu tố lên khả năng sinh lời của Ngân hàng Tiên Phong

Nhược điểm

Do hạn chế trong nguồn thông tin cũng như khả năng của sinh viên nên bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định như: số liệu báo cáo tài chính của Tiên Phong thu thập được chưa lớn, lý do tới từ việc ngân hàng còn rất trẻ và mới được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2018 và các báo cáo tài chính trước đó rất hạn chế.

Với các đề tài tới tiếp, khi nghiên cứu về lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung hay TPBank nói riêng, việc lưu ý tới ảnh hưởng của các yếu tố nội tại trong chủ thể cần được xem xét kỹ lưỡng hơn thông qua bề dày về số liệu của các ngân hàng cũng như sự phổ biến của thông tin sau khi các ngân hàng thực hiện IPO. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài của nền kinh tế vĩ mô cũng nên được nghiên cứu rõ hơn bao gồm như số liệu về cán cân thương mại các kỳ hay lượng vốn đầu tư FDI,...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Kim Xuyến (2016) “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

2. Phạm Anh Dũng (2010) “Lợi nhuận và một số biện pháp tài chính nhằm nâng cao lợi nhuận tại ngân hàng Đơng Á”, khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Ngoại Thương Hà Nội.

3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2015): Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương Mại, nhà xuất bản Thống kê

4. Phạm Thu Trang (2016) “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Hàng hải Việt Nam.

5. N. Gregory Mankiw (2014): Principle of Macroeconomcics, NXB Cengage Learning. 5. N. Geogory Mankiw (2014): Principle of Microeconomics, NXB Cengage Learning. 6. Hồng Nhung và cộng sự (2015), “Ngân hàng Việt, trong thách thức có những cơ hội rất lớn”, Đặc san Tồn cảnh Ngân hàng Việt Nam.

7. Pasiouras & Kosmidou (2007): nghiên cứu tương quan dương đối với quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời;

8. Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu (2008); nghiên cứu về cơ cấu bảng kế toán của Ngân hàng Thương mại

9. Micco cùng các cộng sự (2007): tình trạng vốn chủ sở hữu trong lợi nhuận.

10. Tanna cùng nhóm nghiên cứu (2005); ảnh hưởng của GDP và tỉ lệ lạm phát lên lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại

11. Sastrosuwito and Suzuki (2012), các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng lên lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại.

12. Luật các tổ chức tín dụng (2010): Ban hành căn cứ theo hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và nghị quyết số 51/2001/QH10.

_______ 2014 _______ 2015 ________ 2016 ________ 2017 _________ 2018 Vốn điều lệ 5,550,000 5,550,000 5,842,105 5,842,105 8,565,892 Tông vốn chủ sở hữu_______ 4,798,665 4,798,665 5,681,484 6,676,717 10,621,685 201 4 201 5 2016 2017 201 8 ROE 11.17% 11.71% 9.95 % 14.43% 17.00% ROA 1.04 0.74 0.53 0.78% 1.33

13. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 13 năm 2014 về “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh NH nước ngồi” có hiệu lực thi hành từ 1/2/2015.

14. Ngân hàng Nhà nước (2016) Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày 27 tháng 5 năm 2016 về sửa đối một số điều của thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài”

15. Ngân hàng Nhà nước Vietj Nam, Hiệp ước Basel (I, II và III), http:/www.sbv.gov.vn. 16. Ngân hàng TMCP Tiên Phong: Báo cáo tài chính kiểm tốn các q từ Q 1 năm

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của NHTMCP tiên phong giai đoạn 2014 2018 khoá luận tốt nghiệp 575 (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w