2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tƣ tại KKT Vân Đồn của
2.2.3. Thực trạng một số nội dung thẩm định cấp phép dự án đầu tư
Nội dung tổng quát trong công tác thẩm định cấp phép đầu tƣ vốn ngồi ngân sách nói chung gồm 10 nội dung cần thẩm định đã đƣợc đề cập ở mục 1.2.2 nêu trên. Tuy nhiên, qua thực trạng thẩm định các dự án đầu tƣ vốn ngoài ngân sách trên địa bàn KKT Vân Đồn và đã đƣợc Ban Quản lý KKT tổ chức thực hiện, một số nội dung thẩm định có tính chất tƣơng đồng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó để tránh sự trùng lặp trong cơng tác thẩm định, các nội dung thẩm định đƣợc tổng hợp lại và đƣợc đánh giá trên 6 nhóm cơ bản đó là thẩm định các yếu tố về pháp lý; về quy trình cơng nghệ kỹ thuật; về giải pháp kiến trúc, tổ chức thi công xây lắp và thực hiện dự án; về các yếu tố tác động môi truờng và giải pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trƣờng; về kinh tế tài chính; và về hiệu quả đầu tƣ. Bảng 2.1 sau đây thể hiện nội dung thẩm định dự án đầu tƣ ở Ban Quản lý theo nhóm yếu tố.
Bảng 2.1: Nội dung thẩm định cấp phép các dự án đầu tƣ ở Ban Quản lý KKT phân theo nhóm yếu tố
Các yếu tố cần thẩm định Pháp lý Cơng nghệ, kỹ thuật Giải pháp kiến trúc, tổ chức thi công xây lắp và thực
Các yếu tố cần thẩm định hiện, vận hành Yếu tố tác động môi trƣờng và giải pháp giảm thiểu tác động ơ nhiễm mơi trƣờng Kinh tế – Tài chính Hiệu quả
(Nguồn: Tham khảo tài liệu tập huấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2012 cùng với thực tế thẩm định dự án đầu tư tại Ban Quản lý KKT)
2.2.3.1. Thẩm định các yếu tố về pháp lý
Thẩm định nội dung này đƣợc dựa trên cơ sở những căn cứ pháp lý, quy hoạch, định hƣớng phát triển của ngành, lĩnh vực. Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, kiểm tra sự phù hợp của dự án với quy hoạch và định hƣớng phát triển, đánh giá sự tuân thủ theo pháp luật của dự án. Nhìn chung, thẩm định nội dung này đƣợc thực hiện đầy đủ và khá tốt do có đủ các căn cứ pháp lý và trên cơ sở quy hoạch, định hƣớng phát triển của Khu kinh tế đối với ngành, lĩnh vực thu hút, kêu gọi đầu tƣ. Việc xem xét, kiểm tra đánh giá sự tuân thủ pháp luật của dự án đã đƣợc các chuyên viên làm tốt.
trong quản lý về đất đai, môi trƣờng đối với các dự án khi đi vào hoạt động. Thời gian qua việc đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Đầu tƣ Sơn Hải Minh tại Khu đô thị Cái Rồng (Dự án xây dựng tại địa điểm đã đƣợc phê duyệt quy hoạch định hƣớng phát triển khu đô thị), dự án du lịch sinh thái đảo Trà Ngọ của Công ty TNHH du lịch sinh thái Yến Long (dự án nằm trong ranh giới Vƣờn Quốc gia Bái Tử Long nhƣng chƣa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận con tách khỏi ranh giới Vƣờn Quốc Gia theo quy định) tại KKT Vân Đồn là minh chứng rõ ràng cho thấy hoạt động thu hút, cấp phép đầu tƣ theo phong trào, không phù hợp với quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng.
2.2.3.2. Thẩm định các yếu tố về công nghệ kỹ thuật
Các yếu tố về cơng nghệ kỹ thuật có vai trị quan trọng, liên quan đến phƣơng án công nghệ đƣợc sử dụng cho dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án đƣợc lập, cán bộ thẩm định tiến hành xem xét, đánh giá trình độ, sự hợp lý, tính thích hợp và hiệu quả của các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật đƣợc lựa chọn áp dụng cho dự án. Thẩm định nội dung này cần có sự phối hợp tốt cả bên trong và bên ngoài Ban Quản lý KKT. Sự phối hợp bên trong đòi hỏi các phòng chun mơn cần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đối với bên ngồi, trong q trình thẩm định nội dung này cần thiết phải mời các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học, các sở chuyên ngành tham gia đóng góp ý kiến.
Thời gian qua, thẩm định nội dung này ở Ban Quản lý đối với các dự án đầu tƣ tại KKT Vân Đồn nhìn chung đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt. Tuy nhiên còn một số dự án nội dung thẩm định này chƣa đƣợc tốt ( sản xuất nƣớc lọc tinh khiết tại KKT Vân Đồn với thiết bị lạc hậu, chủng loại ít), là minh chứng cho thấy hoạt động thu hút, cấp phép đầu tƣ cịn chƣa hồn thiện. Trong quá trình thẩm định một số các dự án có cơng nghệ phức tạp, Ban Quản lý chƣa tranh thủ ý kiến tham gia của các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa
học, các tổ chức tƣ vấn.
2.2.3.3. Thẩm định các giải pháp kiến trúc, thi cơng xây lắp các hạng mục cơng trình và tổ chức thực hiện quản lý dự án.
Các giải pháp kiến trúc cảnh quan của cơng trình, nhà máy của dự án phải phù hợp quy hoạch kiến trúc cảnh quan của các cơng trình lân cận và khu vực. Giải pháp thi công xây lắp phải tuân thủ quy định, tiêu chuẩn xây dựng về kết cấu cơng trình. Tổ chức thực hiện dự án sao cho có hiệu quả và nhanh chóng. Thẩm định nội dung này tại Ban Quản lý trong thời gian qua chƣa đƣợc xem trọng nên các dự án thƣờng đƣợc triển khai thi công chậm, hệ thống cảnh quan chƣa phù hợp với từng khu vực.
Hầu hết các dự án đƣợc thẩm định cấp phép khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng có liên quan đến đất đai, đền bù GPMB ở KKT Vân Đồn đều bị chậm so với tiến độ. Cá biệt có những dự án khơng thể tiếp tục đƣợc do khơng giải phóng đƣợc mặt bằng hoặc do chi phí đền bù quá lớn chủ đầu tƣ không đủ khả năng đáp ứng (nhƣ Dự án khu du lịch sinh thái Ao Tiên do Công ty TNHH Liên danh 167-Việt Nam là chủ đầu tƣ với tổng mức đầu tƣ đăng ký 120 triệu USD, Dự án khu du lịch sinh thái Bãi Dài do Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh là chủ đầu tƣ với tổng mức đầu tƣ đăng ký 86 tỷ đồng...) Thêm vào đó sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia chƣa tốt, chƣa nhịp nhàng và chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.
2.2.3.4. Thẩm định các yếu tố tác động đến môi trường và giảm thiểu nguy cơ, tác động ô nhiễm môi trường
Thẩm định khía cạnh này nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến môi trƣờng nhƣ đất, nƣớc, khơng khí, tiếng ồn từ giai đoạn triển khai xây dựng cơng trình, nhà máy đến giai đoạn vận hành đƣa nhà máy đi vào hoạt động. Từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa tác động ô nhiễm đến môi trƣờng. Từ năm 2007 trở về trƣớc, công tác thẩm định này không
đƣợc xem trọng nên gây hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trƣờng nhất là đối với các doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng khu đô thị, khai thác chế biến khoảng sản.
Tuy nhiên từ năm 2008 trở lại, công thẩm định môi trƣờng đã đƣợc ủy quyền cho Ban Quản lý theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008. Do vậy các dự án cấp phép đầu tƣ sau này đƣợc Ban Quản lý thẩm định kỹ và làm căn cứ quan trọng cho công tác quản lý và giám sát chặt chẽ khi dự án đi vào hoạt động.
2.2.3.5. Thẩm định các yếu tố về kinh tế, tài chính.
Đây là một nội dung thẩm định khá phức tạp và chi tiết địi hỏi cán bộ phải có trình độ, chun mơn vững vàng, am hiểu sâu về lĩnh vực của dự án. Đặc biệt phải tiến hành thẩm định kỹ yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án vì đây là những yếu tố có ảnh hƣởng đến hoạt động sau này của dự án. Bên cạnh những dự án đƣợc thẩm định kỹ theo đánh giá cịn có nhiều dự án thẩm định chƣa tốt nội dung này. Cụ thể nhƣ các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu đô thị, dự án du lịch sinh thái tại KKT. Kết quả rõ nhất là khi các dự án này đi vào thực hiện thi cơng thì bị trì trệ, thi cơng chậm dẫn đến phải thu hồi hoặc bị xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đầu tƣ đã cấp, thu hồi Quyết định phê duyệt dự án hoặc Quyết định giao đất mà nguyên nhân chủ yếu là do chủ đầu tƣ hạn chế về năng lực tài chính.
Đối với một số dự án chƣa tính hết các yếu tố đầu vào cũng nhƣ khơng lƣờng hết khó khăn của thị trƣờng dẫn đến các dự án mới đầu tƣ xong đã khơng có thị trƣờng thƣờng xun hoặc khơng có khách hàng nhƣ dự án khu du lịch Vân Hải Viglacera do Công ty cổ phần Vân Hải Viglacera đầu tƣ tại KKT Vân Đồn...
Đối với một số dự án chƣa tính hết khả năng tài chính của doanh nghiệp để dành riêng cho dự án nên khi triển khai đầu tƣ xây dựng hạ tầng để
sản xuất kinh doanh cũng làm ảnh hƣởng tiến độ thực hiện theo quy định trong khi doanh nghiệp phải phân tán nguồn vốn chủ sở hữu của mình cho các dự án khác đang triển khai đầu tƣ sản xuất kinh doanh nhƣ dự án Khu du lịch sinh thái Việt Mỹ bị chậm tiến độ do bản thân doanh nghiệp này đang triển khai nhiều dự án đầu tƣ khác tại nhiều tỉnh thành trên tồn quốc, do đó nguồn vốn bị phân tán, manh mún.
Mặc khác, để tăng độ tin cậy của những kết luận đƣa ra đòi hỏi khi tiến hành thẩm định các yếu tố về tài chính, kinh tế rất cần thiết phải thực hiện điều tra, khảo sát, thăm dị thị trƣờng. Tuy nhiên, do chi phí cho cơng tác thẩm định cấp phép ít khoảng 0,077% - 0,004% tùy theo chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tƣ dự án. Mặt khác, nguồn chi phí thẩm định này khi Chủ đầu tƣ nộp cho cơ quan đƣợc phân bổ một phần cho công tác đời sống của tập thể cán bộ cơng chức, viên chức cơ quan, phần cịn lại nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Đối với chuyên viên thẩm định cấp phép đầu tƣ khơng có thù lao riêng cho cơng việc do vậy khơng khuyến khích việc điều tra, thăm dò thị trƣờng và thu thập thơng tin để phân tích chun sâu.
2.2.3.6. Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Hiệu quả của dự án đầu tƣ là nội dung quan trọng khi tiến hành thẩm định cấp phép đầu tƣ. Thẩm định hiệu quả dự án phải đƣa ra kết luận dự án sẽ thực hiện có hiệu quả khơng và hiệu quả ở mức nào. Đối với các doanh nghiệp, hiệu quả dự án đƣợc thể hiện ở những chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế xã hội mà dự án sẽ đem lại cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc, thì thẩm định hiệu quả của dự án đầu tƣ Ban Quản lý đã tập trung vào hiệu quả kinh tế - xã hội, xét đến mức đóng góp lợi ích kinh tế xã hội của dự án nhƣ: Đóng góp cho ngân sách, số việc làm tăng thêm, số ngoại tệ thực thu, mức tăng năng suất lao động, mức nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý của sản xuất, tác động đến môi trƣờng sinh thái và mức độ
đáp ứng mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của vùng, của ngành, của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên trong thời gian qua, việc thẩm định các dự án đầu tƣ tại KKT Vân Đồn của Ban Quản lý KKT đề cập chƣa nhiều và cũng chƣa lƣợng hóa đƣợc các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội này