1.2. Quản trị RRHĐ tại các NHTM
1.2.5.3. Kinh nghiệm QTRRHĐ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã luôn tiên phong áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất vào hoạt động quản trị kinh doanh, đặc biệt trong công tác quản trị rủi ro. Theo đó, Basel II, đã sớm được Vietcombank nghiên cứu và từng bước triển khai ngay từ năm 2012, trước khi có những u cầu chính thức đối với hệ thống ngân hàng về triển khai Basel II. Triển khai lộ trình cho đến nay, hoạt động QTRR của Vietcombank đã đạt nhiều kết quả, như: Tăng cường mơ hình QTRR theo 3 tuyến kiểm sốt (Kinh doanh - Quản trị rủi ro - Kiểm tốn nội bộ); nâng cao vai trị, hoạt động của một số bộ phận tham gia vào quản trị rủi ro, như: Ủy ban Quản trị rủi ro, bộ phận Giám sát tuân thủ, bộ phận Kiểm toán nội bộ,...; rà sốt, cập nhật các văn bản, chính sách, quy trình nội bộ nhằm đáp ứng u cầu của Basel II; nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin, chất lượng dữ liệu để hỗ trợ, phục vụ xây dựng các mơ hình xếp hạng định lượng;...
Đơn vị tư vấn đồng hành cùng Vietcombank là Công ty Oliver Wyman - là đơn vị được lựa chọn do có phạm vi tư vấn, chất lượng nhân sự, thời gian tham gia cũng như kinh nghiệm triển khai Basel II đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của Vietcombank. Tại Vietcombank, công tác QTRRHĐ đạt hiệu quả nhờ chiến lược bài bản xây dựng khẩu vị rủi ro, quan tâm chính sách nhân sự, nhất là ngân hàng này đặc biệt chú trọng nâng cao văn hoá rủi ro... Ngày 18/3/2016, tại Trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam ( PWC) đã tổ chức “Lễ khởi động dự án Xây dựng và triển khai Khung Quản trị Rủi ro gian lận tại Vietcombank”. Đây là một dự án quan trọng được Ban lãnh đạo Vietcombank phê duyệt trong lộ trình chuyển đổi thực hiện chiến lược đưa
Vietcombank trở thành ngân hàng
quản trị rủi ro tốt nhất.
Thơng qua dự án này, Vietcombank chính thức áp dụng Khung Quản trị rủi ro gian lận toàn diện, bao gồm: (i) Năng lực phịng ngừa, thơng qua hệ thống chính sách, phương pháp quản trị rủi ro gian lận và các chương trình đào tạo xây dựng văn hóa phịng chống gian lận; (ii) Năng lực chủ động giám sát, phát hiện dấu hiệu gian lận của mọi giao dịch tồn hệ thống thơng qua cơ chế phản ánh bí mật; phân tích dữ liệu hàng ngày và (iii) năng lực ứng phó, thơng qua các quy trình điều tra; cơng cụ, kỹ thuật, kỹ năng điều tra; cơ chế xử lý, kỷ luật; và cơ chế báo cáo. Đặc biệt, cũng trong phạm vi dự án này, Vietcombank chọn 2 mảng kinh doanh quan trọng của ngân hàng là Tín dụng doanh nghiệp và Tín dụng bán lẻ để thực hiện phân tích dữ liệu, giám sát giao dịch để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường.
Qua đó cho thấy, Ban Lãnh đạo, HĐQT Vietcombank rất quan tâm đến vấn đề QTRR, nhất là vấn đề xây dựng bộ máy, cơ chế, công cụ thực hiện giám sát, phát hiện dấu hiệu gian lận một cách toàn diện, liên tục đến cấp độ từng giao dịch.