Kinh nghiệm QTRRHĐ của một số ngân hàng thương mại Đức

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 698 (Trang 34 - 37)

1.2. Quản trị RRHĐ tại các NHTM

1.2.5.1. Kinh nghiệm QTRRHĐ của một số ngân hàng thương mại Đức

Quy trình QTRRHĐ mà các ngân hàng thương mại (NHTM) Đức đang thực hiện bắt đầu từ việc xác định và nhận diện rủi ro, đánh giá, báo cáo, biện pháp quản trị cho tới khi giám sát rồi phát hiện tiềm ẩn rủi ro mới, quá trình được thực hiện liện tục tạo một quy trình khép kín. Từ quy trình đó, các ngân hàng xây dựng hệ thống quy trình đầy đủ với tên gọi: Ngôi đền rủi ro hoạt động.

Sơ đồ 4. Hệ thống quy trình quản trị rủi ro hoạt động của các NHTM Đức

Tham số Màu xanh Màu vàng Màu đỏ

Báo cáo lỗi giao dịch

<3 lồi, tôi đa một giao dịch 20000Euro

>3 lỗi, tôi đa một giao dịch 20000Euro >10 lồi, tổng giá trị lỗi giao dịch 150. OOOEuro

Sô lượng nhản viên giao dịch

Giảm <5% Giảm >5% Giâm >10%

Binh quân sô lượng

nhân viên giao dịch <5 giao dịch >5 giao dịch >10 giao dịch So lượng giao dịch

ảo

<10 giao dịch/tuần >10 giao dịch/tuần >20 giao dịch/tuần

Nguồn: Luận văn Thạc sỹ: “Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Hoài Linh - Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội 2012

Từ sơ đồ 4, ta có thể thấy quy trình QTRRHĐ tại các NHTM Đức gồm 3 bước chính:

Tập hợp dữ liệu tổn thất

Chủ yếu xem xét tổn thất từ góc độ ngân hàng bị ảnh hưởng hay xuất phát từ nguyên nhân sai sót và sự cố; và từ góc độ ngân hàng phải gánh chịu chi phí vốn để xử lý một cách chủ động qua các bài học kinh nghiệm. Theo thống kê của các ngân hàng Đức, những loại hình biến cố quan trọng nhất bao gồm: Gian lận nội bộ, gian lận bên ngồi, cố tình phá hoại, an tồn nơi làm việc, thông lệ kinh doanh và khách hàng, sản phẩm, thảm họa và an tồn cơng cộng, hỏng hóc về cơng nghệ và giao diện và vấn đề phát sinh trong thực hiện hợp đồng, giao hàng và quản trị quy trình.

Đánh giá đo lường RRHĐ qua các chỉ số rủi ro chính (KRI)

Tại các Ngân hàng Đức, thường đưa ra các chỉ số rủi ro chính gắn liền với tham số và ngưỡng rủi ro để đưa ra các cấp độ ảnh hưởng và dự phòng khác nhau. Chẳng hạn đánh giá các mức độ có 3 cấp độ như màu xanh, vàng, đỏ và phản ánh mức độ ảnh hưởng theo cấp độ tăng dần từ thấp, trung bình và cao.

Nguồn: Luận văn Thạc sỹ: “Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Hoài Linh - Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội 2012

Trên cơ sở ngưỡng tham chiếu các màu, báo cáo KRI sẽ được báo cáo theo màu, theo thời gian giúp nhà quản trị dễ dàng đánh giá và nhận biết rủi ro tiềm ẩn.

Xác định kịch bản

Phương pháp xác định kịch bản là phương pháp sắp xếp, định hình các quy trình, hệ thống chính và bổ trợ, các yếu tố phụ thuộc về tổ chức và các dự án vào các tuyến sản phẩm, các đơn vị bên khối thị trường và các bộ phận kiểm soát. Trên cơ sở kịch bản cho phép các ngân hàng đưa ra biện pháp xử lý như tập hợp các sản phẩm theo từng đơn vị tổ chức, tập hợp các quy trình, hệ thống IT, dự án, sắp xếp các quy trình, hệ thống IT, dự án theo từng sản phẩm. Trên thế giới, các ngân hàng thường xây dựng kịch bản trên cơ sở các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến RRHĐ như đã nói ở trên bao gồm: rủi ro quy trình, rủi ro con người, rủi ro hệ thống, rủi ro bên ngoài và rủi ro pháp lý. Tại Đức, các ngân hàng xây dựng kịch bản trên phân chia thành 8 nhóm nhân tố theo các biến cố trong bước Tập dữ liệu rủi ro.

Tại các Ngân hàng Đức, kịch bản được xây dựng thành 22 kịch bản chuẩn trên cơ sở 7 nhóm biến cố chính [Phụ lục 2]. Thường xuyên bộ phận quản trị RRHĐ tiến hành kiểm tra kịch bản về mức độ thích hợp và từ đó xây dựng các chốt kiểm soát và đưa ra các biện pháp dự phòng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam khoá luận tốt nghiệp 698 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w