từ lâu đã được các nhà kinh tế quy vào một nội dung hợp lý: dân số gây sức ép không phải đối với các phương tiện tồn tại mà đối với
phương tiện tạo việc làm; nhân loại có thể sinh sơi nhanh hơn so
với mức mà xã hội tư sản đương thời địi hỏi. Đối với chúng ta điều đó một lần nữa là cơ sở để coi xã hội tư sản này là bước cản trở cho sự phát triển, sự cản trở cần phải được loại bỏ.
Chính Ngài đặt câu hỏi là bằng cách nào làm cân bằng sự gia tăng dân số với sự gia tăng phương tiện tồn tại. Nhưng ngoài một câu trong lời nói đầu, tơi khơng thấy Ngài có một ý định nào giải quyết vấn đề đó. Chúng tơi xuất phát từ chỗ cho rằng chính những lực lượng đã tạo ra xã hội tư sản đương thời - máy hơi nước, những máy móc hiện đại, q trình thực dân hóa rộng rãi, đường sắt và tầu thuỷ, thương mại toàn cầu - những lực lượng mà nhờ có những cuộc khủng hoảng thương mại liên tục đã xúc tiến việc huỷ hoại xã hội đó và cuối cùng là tiêu diệt nó, - rằng những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy cũng sẽ đủ để trong vòng thời gian ngắn sẽ thay đổi căn bản sự tương quan ấy và nâng cao lực lượng sản xuất của từng
người đến mức họ có thể sản xuất ra một khối lượng đủ cho hai, ba, bốn, năm, sáu người tiêu dùng; rằng trong cơng nghiệp thành thị sẽ giải phóng một số người đủ để cử đi giúp đỡ nông nghiệp những lực lượng hoàn toàn khác so với từ trước đến nay; rằng cuối cùng thì khoa học có thể sẽ được ứng dụng trong nơng nghiệp với quy mơ rộng rãi và cũng với trình tự như trong cơng nghiệp; rằng việc khai thác các vùng thuộc Đông - Nam châu Âu và miền Tây nước Mỹ, phì nhiêu vơ tận và thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta, có thể được thực hiện với quy mô đồ sộ hơn nhiều so với đã làm đến nay. Nếu như sau khi tất cả các khu vực ấy được cày xới mà vẫn cịn thiếu thực phẩm thì sẽ còn đủ thời gian để thốt lên: caveant consules453.
Sản xuất quá ít - tất cả vấn đề là ở chỗ đó. Nhưng tại sao
lại sản xuất q ít? Hồn tồn khơng phải là dường như đã
đạt được giới hạn của sản xuất - thậm chí ngày nay và với những phương tiện hiện đại. Hồn tồn khơng phải, mà bởi vì giới hạn của sản xuất ấy được xác định không phải bằng số lượng những chiếc dạ dày đói, mà bằng số lượng những túi
tiền có khả năng mua và trả. Xã hội tư sản không muốn và
không thể mong muốn sản xuất nhiều hơn. Những cơng nhân khơng có tiền với cái dạ dày rỗng tuếch nên sức lao động của họ không thể được sử dụng một cách có lợi nhuận, vì vậy là họ khơng có khả năng mua, và họ làm tăng con số tử vong. Nhưng khi nền công nghiệp đột biến tăng trưởng, hiện tượng này nhiều lúc xảy ra, thì việc sử dụng lao động của họ mang lại lợi nhuận là hiện thực, lúc đó họ nhận được tiền để mua, và trong trường hợp như vậy bao giờ cũng tìm ra phương tiện tồn tại. Đó là cái circulus viciousus1* vĩnh hằng mà trong đó quay cuồng tồn bộ khoa kinh tế chính trị. Người ta giả định tổng hòa các quan hệ tư sản, rồi sau đó chứng ______________________________________________________________ 1*
- vòng luẩn quẩn. 2* 2*