Xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng cấp bảo lãnh và thƣ bảo lãnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 89 - 90)

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

3.2.5. Xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng cấp bảo lãnh và thƣ bảo lãnh

chấp hợp đồng cấp bảo lãnh và thƣ bảo lãnh

Đây là hai hợp đồng mang tính phái sinh trên cơ sở hợp đồng chính đã được kí kết trước đó giữa bên nhận bảo lãnh và bên bảo lãnh nhưng do tính độc lập về chủ thể cũng như độc lập về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nên trong trường hợp phát sinh tranh chấp cần phải xác định tư cách tham gia tố tụng cho từng loại chủ thể. Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về xác định thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh ngân hàng trong mối quan hệ độc lập với hợp đồng chính.

Chẳng hạn, nếu xem tranh chấp xảy ra giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh là tranh chấp phái sinh thì các bên sẽ khơng thể thực hiện được quyền khởi kiện một cách độc lập. Nếu coi họ là đồng nguyên đơn hoặc đồng bị đơn hoặc là người có quyền nghĩa vụ liên quan thì họ sẽ khơng có quyền chủ động thực hiện các hành vi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết, dẫn đến tranh chấp kéo dài gây ra tổn thất lớn cho các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng. Do đó để đảm bảo rõ ràng quyền lợi của các bên tham gia pháp luật cần có quy định cụ thể theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền xem xét giải

92

quyết hai hợp đồng này độc lập với nhau nếu các quyền và nghĩa vụ bị tranh chấp khơng phụ thuộc vào hợp đồng chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 89 - 90)