Điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành để tránh mâu thuẫn, chồng chéo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 90 - 91)

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

3.2.6. Điều chỉnh các quy định pháp luật hiện hành để tránh mâu thuẫn, chồng chéo

thuẫn, chồng chéo

Trên cơ sở quá trình tác nghiệp thực tiễn tại MB và như đã phân tích tại chương 2, các quy định pháp luật về giới hạn cấp tín dụng (bao gồm cả bảo lãnh thanh toán) tại các tổ chức tín dụng đang tồn tại sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Cụ thể:

Điều 8 Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng như sau:

- Tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó;

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh cho một khách hàng tại tổ chức tín dụng khơng vượt q 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó tại từng thời kỳ.

- Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng tại tổ chức tín dụng khơng vượt q 60% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó tại từng thời kỳ.

Tuy nhiên, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2012/TT-NHNN, do nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán ngân hàng cũng là một hình thức cấp tín dụng và chịu những giới hạn về bảo đảm an tồn tín dụng của pháp luật, theo đó:

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm bảo lãnh và các hoạt động cấp tín dụng khác) đối với một khách hàng khơng được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại;

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm bảo lãnh và các hoạt động cấp tín dụng khác) đối với một khách hàng và người liên quan khơng vượt q 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại [29].

93

Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật, văn bản pháp luật nào có giá trị pháp lý cao hơn sẽ được ưu tiên áp dụng, như vậy quy định về giới hạn cấp tín dụng tại Luật các tổ chức tín dụng 2010 (Điều 218) sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, việc tồn tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cùng điều chỉnh một vấn đề mà có nội dung mâu thuẫn với nhau sẽ gây nên sự lúng túng, khó khăn cho các đơn vị áp dụng pháp luật, nếu khơng nghiên cứu, tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật có liên quan dễ dẫn đến việc áp dụng sai cac quy định pháp luật vào từng trường hợp cụ thể. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật trong lĩnh vực bảo lãnh thanh toán, cần nhất là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thường xuyên tiến hành rà soát các quy định pháp luật hiện hành, kịp thời phát hiện những quy định có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn với nhau để bãi bỏ, sửa đổi cho phù hợp, góp phần tạo cơ sở rõ ràng cho hoạt động áp dụng pháp luật. Các chủ thể khác có liên quan, cụ thể là các ngân hàng thương mại, trong quá trình tuân thủ, thực thi pháp luật, nếu phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong các quy định pháp luật thì có trách nhiệm thơng báo kịp thời với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh nói chung và bảo lãnh thanh tốn nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 90 - 91)