- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo
KẾT LUẬN CHƢƠNG
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội ở Chương II, chương III của luận văn đã nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bất cập trong hoạt động áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh tốn, đó là:
- Một số quy định pháp luật về bảo lãnh thanh toán chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội, dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng TMCP Quân đội trong quá trình tuân thủ và thực thi pháp luật;
- Quy định pháp luật về bảo lãnh thanh tốn cịn tồn tại nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo ra khung pháp lý rõ ràng để thực thi.
94
- Các tranh chấp liên quan đến bảo lãnh thanh tốn phát sinh cịn nhiều trong khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có cơ chế giải quyết triệt để.
Trên cơ sở đó, tác giả đã kiến nghị một số đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo lãnh thanh toán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này cũng như tăng cường hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật. Các kiến nghị này tập trung chủ yếu vào việc hiệu chỉnh lại các quy định pháp luật hiện hành nhằm phù hợp với thực tiễn trong hoạt động bảo lãnh thanh toán hiện nay và rà soát hệ thống các quy định pháp luật nhằm phát hiện và kịp thời sửa đổi các quy phạm pháp luật có nội dung chồng chéo, mâu thuẫn với nhau.
95
KẾT LUẬN
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Quân đội, tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh thanh toán, lý luận về áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh tốn. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh thanh toán và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo lãnh thanh toán tại ngân hàng này để tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế hiệu quả của công tác áp dụng pháp luật.
Để nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật cần triển khai rất nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận văn này và căn cứ trên thực tiễn áp dụng pháp luật tại Ngân hàng TMCP Quân đội, tác giả chỉ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo lãnh thanh tốn để có thể thúc đẩy sự phát triển hoạt động của ngân hàng này và nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật trong thời gian trước mắt.
Do gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo và khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn cũng như hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cơ và người đọc để luận văn được hồn thiện hơn.
96