Khái niệm và đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 50 - 53)

- Rủi ro do lừa đảo và giả mạo

2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội

Trên cơ sở phân tích về khái niệm áp dụng pháp luật nói chung, có thể rút ra được khái niệm áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội như sau:

Áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho Ngân hàng TMCP Quân đội và các chủ thể pháp luật có liên quan khác thực hiện những quy định pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật về bảo lãnh thanh toán để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể của Ngân hàng TMCP Quân đội trong hoạt động bảo lãnh thanh toán.

Như vậy, căn cứ khái niệm nêu trên, áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh thanh toán bao gồm các đặc điểm như sau:

53

Thứ nhất, là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước:

+ Hoạt động áp dụng pháp luật bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật. Ví dụ như tịa án có thẩm quyền thực hiện việc xét xử các tranh chấp liên quan đến hoạt động bảo lãnh thanh toán khi nhận được đơn khởi kiện từ các bên có liên quan, Ngân hàng nhà nước thẩm quyền xem xét cấp các loại giấy phép kinh doanh, hoạt động cho Ngân hàng TMCP Quân đội đối với hoạt động bảo lãnh thanh toán, giám sát và quản lý hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng từng thời kỳ.

+ Trong quá trình áp dụng pháp luật bảo lãnh thanh toán, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể nhân danh quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để ban hành những mệnh lệnh, quyết định có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quan hệ bảo lãnh thanh tốn. Các mệnh lệnh, quyết định này khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể là đối tượng áp dụng, tuy nhiên ý chí đơn phương của chủ thể có thẩm quyền khơng thể là ý chí cá nhân, tùy tiện mà phải là ý chí được xây dựng trên cơ sở pháp luật, căn cứ vào pháp luật và phù hợp với pháp luật. Ví dụ: Vụ Quản lý ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội phải thực hiện báo cáo về các giao dịch bảo lãnh thanh tốn đối với các đối tượng là người khơng cư trú căn cứ trên quy định pháp luật về thẩm quyền/quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan về bảo lãnh cho người khơng cư trú.

+ Áp dụng pháp luật bảo lãnh thanh tốn là hoạt động có tính tổ chức, được tiến hành theo những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục này thường khác nhau trong các trường hợp pháp luật khác nhau tùy theo quy định cụ thể của pháp luật, tính chất vụ việc. Ví dụ

54

như trình tự cấp giấy phép hoạt động bảo lãnh thanh tốn sẽ khơng giống như trình tự giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch bảo lãnh thanh toán.

Thứ hai, là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ

bảo lãnh thanh tốn hay là hoạt động nhằm cá biệt hóa các quy định pháp luật về bảo lãnh thanh toán vào những trường hợp cụ thể, đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể tham gia vào giao dịch bảo lãnh thanh toán.

Áp dụng pháp luật bảo lãnh thanh toan tại Ngân hàng TMCP Quân đội được tiến hành trong các trường hợp sau:

+ Khi quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể tham gia giao dịch bảo lãnh thanh tốn khơng mặc nhiên pháp sinh nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

Ví dụ như trong Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện các hoạt động cấp tín dụng, trong đó bao gồm cả bảo lãnh thanh tốn nhưng các tổ chức tín dụng chỉ được quyền thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán nếu thực hiện xin phép và được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ngân hàng nhà nước.

+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên trong quan hệ bảo lãnh thanh tốn mà các bên khơng tự giải quyết được. Ví dụ, các bên tham gia quan hệ bảo lãnh thanh tốn có phát sinh tranh chấp về điều kiện để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng nhưng khơng tự thỏa thuận/giải quyết được thì có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại cơ quan tài phán có thẩm quyền.

+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật bảo lãnh thanh toán. Trong hoạt động bảo lãnh thanh toán, trường hợp này thường phát sinh khi bên được bảo lãnh không thực hiện nhận nợ/hoàn trả đối với khoản tiền Ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh.

+ Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh thanh tốn:

55

Ví dụ như hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động bảo lãnh thanh toán của các cơ quan có chức năng thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, giám sát hoạt động bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng TMCP Quân đội, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có cơ sở để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo lãnh thanh toán. Giám sát là hoạt động được thực hiện thường xuyên với mục đích đánh giá mức độ chấp hành pháp luật về bảo lãnh thanh tốn của ngân hàng và phịng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật, trong khi đó thanh tra là hoạt động được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo lãnh thanh toán để phát hiện và xử lý.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo lãnh thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)