3.4 Đánh giá chung
3.4.1 Những kết quả đạt được
Giai đoạn 2015 - 2017, nhìn chung nền kinh tế thế giới nhìn chung vẫn tăng trưởng chậm, tốc độ tăng trưởng khơng đồng đều ở các thị trường và cịn tồn tại nhiều yếu tố bất ổn và thiếu chắc chắn. Tuy vậy, bức tranh kinh tế Việt Nam ổn định hơn các năm trước, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, tạo điều kiện cho bức tranh ngành ngân hàng trở nên sáng hơn sau thời kỳ tái cấu trúc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng đang lấy lại tư thế, sẵn sàng đẩy mạnh tăng trưởng, tạo ra áp lực cạnh tranh rất cao trên thị trường, đặc biệt là trong phân khúc bán lẻ. Với những định hướng đúng đắn trong phương châm hành động và nhạy bén quyết liệt trong chỉ đạo điều hành,
VPBank đã có một giai đoạn tăng trưởng hiệu quả, với nhiều thành tựu đáng được ghi nhận:
• Mức độ an tồn vốn
Quy mơ tổng nguồn vốn tăng liên tục với tốc độ tăng được đánh giá là khá
cao, trong đó nhiều nhất đến từ tác động của việc tăng nguồn vốn huy động. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả huy động vốn của VPBank được cải thiện đáng kể. Đồng thời xét trong cả danh mục nguồn huy động cho thấy sự nhạy bén cân đối nguồn của Ban Điều hành dựa trên từng tình hình thị trường nhằm tối đa hiệu quả huy động cho ngân hàng, những nguồn ổn định được tăng cường, tuy vậy, nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng vẫn là chủ yếu.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) được duy trì ở mức an tồn. Với giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ quy mơ Tài sản có, nhưng VPBank khơng bị ảnh hưởng nhiều về chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, Ngân hàng vẫn duy trì thỏa mãn quy định của NHNN thậm chí có thể nói duy trì mức khá cao, đồng thời, tồn ngân hàng khơng ngừng nỗ lực hành động nhằm tiến tới đạt theo tiêu chuẩn Basel II.
• Chất lượng tài sản có:
Tăng trưởng tín dụng có những bước tiến đột phá, là giai đoạn được nhắc tới
nhiều nhất trong ngành về hệ số tăng trưởng tín dụng, chấp nhận mạo hiểm nhằm vươn tới đỉnh cao, giai đoạn này chính là lúc thành quả được ghi nhận, tăng trưởng tín dụng năm cao nhất đạt 48,91%, những năm thấp hơn vẫn ln duy trì trên 25%. Bên cạnh đó, cơ cấu vay theo kỳ hạn và dư nợ được duy trì ổn định, theo sát chiến lược đề ra.
Các mảng hoạt động khác có nhiều chuyển biến tích cực, song song với những mảng hoạt động chủ lực là tín dụng, các mảng khác như chứng khốn kinh doanh, chứng khoán đầu tư, hoạt động dịch vụ vẫn nhận được những hiệu quả tích cực. Tự tin với những kinh nghiệm giai đoạn trước, khơng ngừng tìm hiểu thị trường, tỷ suất kinh doanh, đầu tư chứng khốn có xu hướng tăng, cùng với sự đầu tư cải tiến sản phẩm, truyền thông mở rộng nền tảng khách hàng, cả về số lượng cũng như thu nhập dịch vụ của ngân hàng có dấu hiệu tăng mạnh.
• Khả năng quản lý:
Sự dẫn dắt đúng hướng của HĐQT và Ban Điều hành giúp ngân hàng đạt
những chiến lược đưa ra tưởng chừng như không tưởng lại tạo nên bước đột phá lớn trong lịch sử ngân hàng.
• Khả năng sinh lời:
Tổng thu nhập tăng trưởng đều đặn, khả năng quản lý tốt chi phí. Vượt qua những khó khăn trong nền kinh tế, tổng thu nhập của ngân hàng vẫn không ngừng tăng với tốc độ cao trung bình khoảng 60%. Dù vậy, nhờ việc triển khai nhiền biện pháp quản lý chi phí, tốc độ tăng chi phí ln thấp hơn so với tổng thu nhập.
Các chỉ tiêu thu nhập lãi, thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu không ngừng tăng. So với giai đoạn liền trước các chỉ số tài chính này của ngân hàng
cũng đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt, điển hình năm 2015 ROE đạt 21,42% so với năm 2014 đạt 15%, hoặc so sánh với MBBank năm 2017 tỷ lệ này đạt 12,53% trong khi VPBank đạt 27,48%, gấp hơn 2 lần.
Lợi nhuận tăng trưởng vượt mức dự kiến, với mức dự kiến luôn được đưa ra
cao hơn lợi nhuận năm trước, tuy vậy tồn hàng vẫn ln đạt chỉ tiêu. Đặc biệt năm 2017 tăng trưởng lợi nhuận “khủng” vượt mức dự kiến 19%.
• Khả năng thanh khoản:
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản cùng chỉ số trạng thái tiền mặt được giữ ổn định,
quy mơ những tài sản có tính thanh khoản cao được điều chỉnh phù hợp dựa trên quy mô tổng tài sản, và tổng nợ phải trả.
3.4.2 Những hạn chế• Mức độ an tồn vốn: