3.4 Đánh giá chung
3.4.2 Những hạn chế
Tỷ trọng tiền gửi khách hàng giảm. Tuy không ngừng tăng về quy mô và vẫn
giữ tỷ trọng chủ yếu nhưng khoản mục này có xu hướng giảm mạnh về tỷ trọng, năm 2015 đạt 72,17% nhưng đến năm 2017 giảm cịn 53,83%, thay vào đó là việc chuyển dịch huy động khác.
Hệ số địn bẩy tài chính có xu hướng giảm, cho thấy quy mô tăng tổng nợ phải
trả chưa tương xứng với sự tăng tổng vốn chủ sở hữu. Kết hợp với sự giảm tỷ trọng tiền gửi khách hàng, cho thấy hoạt động huy động vốn cần thiết được đẩy mạnh.
• Chất lượng tài sản có:
Tỷ lệ nợ q hạn, nợ xấu tăng, việc đẩy mạnh tín dụng tiêu dung dẫn đến nợ
xấu của ngân hàng tăng khá cao so với toàn ngành dù cho đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục, đặc biệt năm 2017, tỷ lệ nợ xấu đạt 3,39% trong khi nợ xấu của
Techcombank, MBBank chỉ ở mức 1,61%, 1,2%. Điều này còn hệ lụy tới việc tăng chi phí dự phịng của ngân hàng cùng uy tín của ngân hàng.
• Khả năng sinh lời:
Chi phí hoạt động tuy có giảm tỷ trọng nhưng vẫn ở mức cao. Tỷ trọng chi
phí hoạt động của ngân hàng đạt trên 35%/năm. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận trước thuế của ngân hàng.
• Khả năng thanh khoản:
Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản và chỉ số trạng thái tiền mặt được giữ ở mức khá thấp. Tính trung bình, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trung bình khoảng 10%, chỉ số trạng
thái tiền mặt trung bình 6,8%/năm. Với quy mơ huy động lớn, việc duy trì một tỷ lệ thấp như vậy có thế sẽ gây nguy hiểm cho thanh khoản của ngân hàng dù cho có tối đa được hiệu quả sử dụng tài sản.
Xuất hiện dấu hiệu thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn, mức dự trữ thanh khoản
thấp, tập trung đầu tư trung hạn dẫn tới việc thiếu hụt thanh khoản ngắn hạn, đặc biệt tại kỳ hạn dưới 1 tháng.
• Mức độ nhạy cảm với thị trường:
Trạng thái ngoại tệ ln âm, dù khơng là mảng hoạt động chính, tuy nhiên việc
liên tục lỗ trong kinh doanh ngoại tệ cũng ít nhiều gây tác động đến lợi nhuận của ngân hàng.