3.3.2.1. Các giải pháp trƣớc mắt
Một là, đề xuất các chƣơng trình dự án ODA cần tài trợ để Bộ Kế
hoạch và đầu tƣ thẩm định, trình chính phủ trên cơ sở phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc phát triển của ngành giao thơng vận tải.
Mục đích của việc xây dựng các chƣơng trình dự án này là để tránh tình trạng một chƣơng trình, dự án đƣợc lập một cách tự phát, hoặc các chƣơng trình dự án đƣợc lập một cách dàn trải, không tập trung vào những dự án cần ƣu tiên đầu tƣ gây lãng phí. Bộ Giao thơng vận tải phải bổ sung kịp thời và lên một kế hoạch giao thông tổng thể thật khả thi và sát với thực tế, với nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhằm kết hợp thật chặt chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ các dự án đầu tƣ với nhau. Tránh gây lãng phí trong đầu tƣ do các dự án đã xây dựng xong mà chƣa hoạt động ngay đƣợc vì cịn phải chờ dự án khác hồn thành thì mới đồng bộ trong hoạt động, tránh làm nản lòng các nhà đầu tƣ.
Hai là, có kế hoạch và tích cực đẩy nhanh cơng tác chuẩn bị đầu tƣ
trong danh mục đăng ký. Đôn đốc tiến độ triển khai các dự án đã cam kết làm cơ sở cho các nhà tài trợ chấp nhận ODA cho dự án mới.
Đặc biệt cần chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng trong công tác chuẩn bị và lập các chƣơng trình, dự án sử dụng vốn ODA. Các chƣơng trình, dự án này phải đem lại hiệu quả cao và thiết thực. Công tác chuẩn bị và lập dự án có chất lƣợng tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện dự án sau này.
Các dự án đầu tƣ trong lĩnh vực giao thơng vận tải thƣờng là những dự án có quy mô vốn đầu tƣ lớn, thời gian thực hiện dự án kéo dài trong nhiều năm, đồng thời nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ sự tăng trƣởng của các vùng, ngành, lĩnh vực khác. Nếu các dự án này không đƣợc điều tra, nghiên cứu, chuẩn bị cẩn thận, kỹ lƣỡng khi lập dự án thì có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc và lãng phí lớn khi triển khai thực hiện.
Ba là, tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây
dựng thể chế, chính sách, cơ chế làm việc đối với các dự án ODA.
Trong đó tập trung vào việc cung cấp vốn đối ứng cho các dự án, mặc dù tỷ trọng vốn đối ứng trong tổng số vốn đầu tƣ không nhiều, nhƣng các dự án đầu tƣ trong ngành giao thông vận tải thƣờng là các dự án có vốn đầu tƣ lớn. Do đó, u cầu về vốn trong q trình triển khai, thực hiện dự án là rất lớn. Dự án đƣợc thực hiện suôn sẻ, đúng kế hoạch hay không đều phụ thuộc vào tốc độ giải ngân vốn, bao gồm cả vốn ODA và vốn trong nƣớc.
Để có thể cung cấp đủ vốn thực hiện dự án, Bộ Giao thông vận tải cần phải thực hiện cơng tác kế hoạch hóa nguồn vốn ODA một cách hợp lý và hiệu quả, trên cơ sở thực hiện tốt một số nội dung sau:
Khi xây dựng danh mục, chƣơng trình dự án ODA, cần xác định ngay những lĩnh vực cần ƣu tiên để lập kế hoạch vốn tƣơng ứng, đảm bảo cho việc thực hiện dự án khi nhà tài trợ đồng ý tài trợ vốn ODA.
Khi xây dựng và ký kết các hiệp định vay vốn, cần xác định rõ ngay số vốn đối ứng trong nƣớc là bao nhiêu, đƣợc đóng góp từ những nguồn nào và dƣới hình thức nào.Việc xác định rõ các yếu tố này sẽ hạn chế những khó khăn sau này trong việc rút vốn để phục vụ cho dự án, tránh tình trạng thiếu vốn đối ứng hoặc cấp vốn đối ứng không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án. Lập kế hoạch cấp phát vốn ODA phải đáp ứng đƣợc nhu cầu xây dựng và tiến độ, tuân thủ nguyên tắc và thủ tục giải ngân của các tổ chức tài chính quốc tế.
Kế hoạch sử dụng vốn ODA và vốn trong nƣớc phải đƣợc lập trên cơ sở tình hình thực hiện thực tế và những khối lƣợng dự kiến sẽ thực hiện trong năm kế hoạch đó để đƣa ra lƣợng vốn ODA và vốn đối ứng trong nƣớc cần rút để sử dụng trong năm kế hoạch. Sau đó, các kế hoạch này sẽ đƣợc báo cáo lên Bộ Kế hoạch và đầu tƣ và Bộ Tài chính để trình chính phủ phê duyệt.