Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật chính diện

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 37 - 41)

1. Nhận xét chung về ngôn ngữ giới thiệu nhân vật của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

2.1. Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật chính diện

2.1.1. Sử dụng ngôn ngữ tác giả

Sự khác nhau của hai phong cách “thuật” và “tả” nói trên được phản ánh rất rõ ràng trong những thủ pháp ngôn ngữ mà Nguyễn Du đã sử dụng. Khi cho nhân vật mới xuất hiện với phong cách “thuật”, nguyễn Du chủ yếu dùng những kết cấu ngữ pháp được xây dựng theo mơ thức của động từ “có” đây là cách giới thiệu phổ biến nhất trong Truyện Kiều, cho hàng loạt nhân vật từ chính đến phụ:

- “Có nhà viên ngoại họ Vương”

- “Có nhà họ Bạc bên kia”

Trong ngôn ngữ giới thiệu nhân vật của các tác phẩm văn học, một nhân vật mới xuất hiện hiển nhiên phải là một chủ thể phiếm định, chưa được người đọc biết đến. Theo qui tắc, danh từ chỉ nhân vật đó phải đứng sau động từ của câu. Không thể giới thiệu Từ Hải một cách tự nhiên uyển chuyển, nếu viết khác đi, chẳng hạn , bỏ từ “có”:

“Bỗng khách tự bên đình / / sang chơi.”

Bởi vì trái với quy tắc, trong câu thơ này chủ thể phiếm định (người khách) lại đứng trước động từ. Nhưng vấn đề là ở chỗ trong tiếng Việt không phải động từ nào cũng cho phép danh từ chủ ngữ đi sau nó.

Một động từ có nghĩa hành động như “đến” khơng có khả năng như vậy: nếu có, hẳn là rất có thể Nguyễn Du sẽ giới thiệu sự xuất hiện của Thúc Sinh theo cách khác:

“Khách du bỗng đến một người”

Ở đây chỉ có thể là một động từ mang ý nghĩa “tồn tại” vì nó vừa cho phép đằng sau nó là một chủ thể phiếm định, lại vừa nói lên được sự hiện hữu của chủ đề đó. Trong tiếng Việt, cũng như ở một số ngôn ngữ khác, đây là trường hợp của một động từ rất đặc sắc và thú vị: động từ “có”.

Đến đây ta có thể hiểu tại sao động từ “có” lại xuất hiện nhiều đến thế trong ngôn ngữ giới thiệu nhân vật mới của Truyện Kiều. Nhưng cịn một lí do khác, cũng là nét riêng biệt của “nó”. Động từ này có khả năng tạo ra những cấu trúc “móc xích” cho phép một chủ thể phiếm định vừa đi được sau nó, lại vừa đứng được trước một động từ khác (

nên không vi phạm quy tắc thông tin đã nêu ở trên) theo sơ đồ “có”- chủ thể phiếm định- động từ. Điều này đặc biệt thuận tiện cho ngôn ngữ giới thiệu nhân vật vốn hay dùng những kết cấu xây dựng theo sơ đồ đó, ví dụ:

- “Có / / người dân Việt/ lên chơi cửa già” - “Có / / quan tổng đốc trọng thần/ / Là Hồ Tôn Hiến / / kinh lân gồm tài”

Cái áp lực đứng sau động từ thường là chủ thể phiếm định mạnh đến mức là ngay những từ riêng ( vốn là những danh từ ln ln mang tính chất chất xác định) khi đứng sau “có” trong ngơn ngữ giới thiệu nhân vật cũng trở nên có ấn tượng nói trống, nói khơng xác định:

- “Lầu xanh có mụ Tú Bà” - “Có nhà họ Bạc bên kia”

và nhất là, như đã nhận xét ở trên, động từ “ có” được sử dụng rất hạn chế. Thay vào đó, các tác phẩm truyện thơ Nơm khác tác giả có khi đặt ngay tên riêng của nhân vật và trước động từ, mặc dù lần đầu tiên nhắc đến nhân vật đó:

- “Thái Cơ nghe nói dỡ lời”

( Hoa Tiên)

2.1.1.2. Motip từ “là”( )

Khác với động từ “có”, từ “là” chỉ có tác dụng như một dấu bằng nối hai

vế được đồng nhất của câu. Nó khơng có được cái nghĩa “tồn tại” cũng như những đặc

trưng ngữ pháp theo kiểu của từ “có”, vì thế nó khơng có khả năng đột ngột giới thiệu

ngay một nhân vật mới, mà bao giờ cũng có một đoạn chuẩn bị, đoạn nhập đề ở trên. Chẳng hạn khi giới thiệu về Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan, thì mở đầu đã phải dùng đến mô thức của từ “có” để nói về viên ngoại :

“Có nhà viên ngại họ Vương”

“Vương Quan là chữ nối dòng nho gia”

Và hai “ả tố nga”, trong đó:

“Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”

Điều này có thể thấy rất rõ ngay trong phạm vi một câu thơ như:

- “(Dạo quanh chợt thấy) mé sao có nhà Là nhà Ngơ Việt thương gia” - “Có quan tổng đốc trọng thần Là Hồ Tôn Hiến ( kinh luân gồm tài)”

Sự thật nhân vật mới ở đây đã xuất hiện từ trước khi có từ “là”, với từ “là” nhân vật chỉ được làm rõ thêm tên tuổi hoạc nghề nghiệp mà thơi. Đây chính là lí do ít dùng từ “là” để giới thiệu những nhân vật lần đầu được đưa vào truyện…

2.1.2. Sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, chủ yếu dùng từ Hán Việt

Nói đến hệ thống nhân vật trong tác phẩm trung đại, người ta nghĩ ngay đến khuôn mẫu đã được định sẵn với một cơng thức chung đó là: Nói đến người con giái là nói đến tuyết đến mai. Dáng điệu phải yểu điệu, thướt tha như mai liễu; tâm hồn thì trắng trong như sương, như tuyết. Còn người con trai thì vững trãi hiên ngang như cây bách, cây tùng và song toàn cả văn lẫn võ. Ngoại hình của nhân vật được xây dựng bằng bút pháp ước lệ nên các nhân vật mang vẻ đẹp chung, mơ hồ, trừu tượng, ít có sự phân biệt. Nhưng đó lại là chuẩn mực chung của văn chương trung đại khi xây dựng ngoại hình nhân vật. Truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn chung cũng thế, nhà thơ đã rất thành công khi đi vào giới thiệu nhân vật chính diện qua bút pháp ước lệ tượng trưng đặc biệt trong việc sử dụng từ Hán Việt.

Từ Hán việt có màu sắc ước lệ, trang trọng nên thường để khắc họa nhân vật, trước hết là ở ngoại hình, sau đó là tính cách, tâm trạng của nhân vật. Đều đó được thể hiện khơng ít qua ngơn ngữ giới thiệu nhân vật của Nguyễn Du, đa phần là nhân vật chính diện. Nhân vật cao quý phải được vẽ bằng nét bút thanh cao, trang trọng. Khi đi vào miêu

tả vẻ đẹp của Thúy Kiều- Thúy Vân ta thấy ngời sáng lên vẻ đẹp tao nhã, đài các, quý phái qua cụm từ “ Mai cốt cách tuyết tinh thần” và tiếp sau đó là hàng loạt các từ Hán Việt: trang trọng, hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,.. làm nổi bật vẻ đẹp trời phú của Thúy Vân đồng thời qua đó dự báo cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều may mắn.

Hàng loạt các nhân vật chính diện trong Truyện kiều đều được Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để giới thiệu nhân vật một cách thành công, làm nổi bật lên tính cách cũng như phẩm chất của từng nhân vật. Qua đó dự báo số phận của mỗi nhân vật qua tài năng miêu tả tài tình của Nguyễn Du.

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)