Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật Thúy Vân Thúy Kiều

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 54 - 60)

1. Vài nét về Tác giả, Tác phẩm

2.1. Ngôn ngữ giới thiệu nhân vật Thúy Vân Thúy Kiều

Trong phần trên chúng ta đã nêu lên những nhận xét chung, bao quát về ngôn ngữ giới thiệu nhân vật trong Truyện Kiều. để làm rõ hơn những nhận xết ấy, dưới đây xin đi vào một số thủ pháp ngôn ngữ mà Nguyễn Du sử dụng để dẫn dắt những nhân vật chính vào truyện.

Khi giới thiệu về Thúy Kiều, Thúy Vân, thì mở đầu Nguyễn Du đã phải dùng đến mơ thức của từ “có” để nói về viên ngoại :

“Có nhà viên ngại họ Vương”

Rồi mới dẫn sang truyện viên ngoại có con trai “thứ , rốt lịng”:

“Vương Quan là chữ nối dòng nho gia”

Và hai “ả tố nga”, trong đó:

“Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”

Trước hết là nhân vật Thuý Kiều, Thúy Kiều tượng trưng cho tài hoa và nhan sắc của con người trong xã hội nên giới thiệu Thuý Kiều, tác giả rất chú trọng, chăm chút từng nét. Điều đó thể hiện qua cách lựa chọn, sử dụng từ ngữ và sắp xếp vị trí miêu tả.

Nếu như những cơ gái dân dã, ở chốn đồng quê đẹp xinh với những nét mộc mạc, bình thường thì Thuý Vân, Thuý Kiều lại mang vẻ đẹp sáng trong, thanh thoát. Nếu vẻ đẹp của những thiếu nữ trong ca dao được bộc lộ ra bên ngoài:

“Một thương tóc bỏ đi gà

Ba thương má lúm đồng tiền

Bốn thương răng ánh hạt huyền kém thua

Năm thương cổ yếm đeo bùa...”

Rồi đến con mắt lá răm, liếc sắc như dao cao hoặc cổ cao, răng đen ánh hạt huyền, thắt đáy lưng ong thì vẻ đẹp của Thuý Kiều - Thuý Vân lại được ẩn sâu trong phẩm chất, tâm hồn

“Mai cốt cách tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Câu thứ nhất gần như trọn vẹn là từ Hán Việt, câu thứ hai lại toàn là từ thuần Việt. Từ Hán Việt được dùng trong câu lục gợi vẻ đẹp tao nhã, quý phái, đài các của hai nàng tiểu thư con nhà quý tộc. “Cốt cách” chỉ dáng điệu tầm thước của con người. “Tinh thần” chỉ cái bên ttrong, những cái thuộc về tâm hồn, phẩm chất. Nhưng tác giả không

dùng “mai phẩm chất”, “tuyết tâm hồn” mà dùng “mai cốt cách, tuyết tinh thần” bởi

cách kết hợp giữa “cốt cách” và “tinh thần” với “mai’ và “tuyết” theo lối so sánh ngầm.

“Mai” là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp cao quý, sáng trong của người con gái.

“Tuyết” tượng trưng cho phẩm hạnh của con người. Hình ảnh ước lệ sóng đơi cùng từ

ngữ Hán Việt để đặt vẻ đẹp của hai nàng lên trong vẻ đẹp chung của các tiểu thư đài các trong văn học trung đại. Đó là vẻ đẹp rất chung, mơ hồ trừu tượng. Song lại là điểm không thể thiếu khi xây dựng ngoại hình nhân vật. Nó phù hợp với thẩm mỹ của con người trung đại và gợi nhiều hình dung cho trí tưởng tượng của người đời sau.

Trên cái nền chung của vẻ đẹp Thuý Kiều, Thuý Vân, tác giả đã chú ý đến nét riêng của từng người. Từ Hán Việt trong câu lục được dùng như là niềm trân trọng trước vẻ đẹp chung của hai nàng. Từ thuần Việt ở câu bát lại là lời nhận xét của tác giả đối với vẻ đẹp riêng mỗi người: "Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Mỗi người có một vẻ

đẹp riêng ví như “mai” có cốt cách của “mai”, “tuyết” có tinh thần của “tuyết”. đây là

phần giới thiệu vẻ đẹp của Thuý Vân:

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngoài nở nang. Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Khi phân tích vẻ đẹp của Thuý Vân, chúng ta thường chú ý đến những từ: “mây

thua, tuyết nhường” để nhấn mạnh sự chấp nhận thua thiệt của thiên nhiên, tạo hoá trước

sắc đẹp của Thuý Vân và dự báo cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều may mắn. Mà chúng ta ít chú ý đến những từ trang trọng: “hoa cười, ngọc thốt, đoan trang”. Chưa cần đến “mây thua,

tuyết nhường” mới có thể dự báo trước cuộc đời sau này của nàng mà ngay ở những từ Hán Việt vừa dẫn ra cũng đã phần nào đoán được số phận may mắn dành cho nàng.

Từ “trang trọng” dành để tả Vân để ta thấy rõ vẻ người chững chạc, khác thường. câu thứ hai miêu tả khn mặt, khn mặt ví như khn trăng, “nét ngoài nở nang” ra dáng con người phúc hậu, đầy đặn, đoan trang, thuỳ mỵ. Trong quan niệm của người bình dân Việt Nam, một người con gái với vẻ đẹp phúc hậu như vậy thì chắc chắn được hạnh phúc. Thuý vân phảng phất vẻ đẹp của cô gái trong bài Mười thương:

“Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương ăn nói mặn mà có duyên”

Chỉ bằng một vài nét chấm phá của bút pháp ước lệ kết hợp với bút pháp tả thực. Nguyễn Du đã giới thiệu đến người đọc một Thúy Vân toàn vẹn cả về ngoại hình lẫn nhân cách. Bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. Chân mày của nàng đẹp như mày của

con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng. Miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc, tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng phải nhường màu cho làn da mịn màng, trắng trẻo của nàng . Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện. Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhường " cho chúng ta thấy số phận bình

an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời . Và đây là vẻ đẹp của Kiều:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”

Tả Thuý Vân, Nguyễn Du dùng những từ “khn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc

thốt, tóc mây, da tuyết” tuy là bóng bẩy nhưng vẫn là hữu hình vì trong một từ ít nhất ta

vẫn hiểu được nghĩa của một chữ ở trong từ. Đến Thuý Kiều, tác giả dùng những từ: “làn

thu thuỷ, nét xn sơn” thì lại khơng dễ hình dung chút nào về ánh mắt và đôi lông mày

của người thiếu nữ. “Thu thuỷ” chỉ nước mùa thu, “xuân sơn” chỉ núi mùa xn, khơng có dấu hiệu nào để ta liên tưởng đến ánh mắt và đôi lông mày nếu như ta không biết được bút pháp ước lệ của văn chương trung đại. Miêu tả Vân, Nguyễn Du dùng “nét ngài” để chỉ đôi chân mày cong. Miêu tả Kiều, tác giả dùng “nét xuân sơn” để không bị trùng lặp.

gợi một cái bí ẩn, sâu xa và có phần kỳ diệu nữa vì nó làm cho ta liên tưởng đến hình ảnh

"Xuân sơn đạm thuỷ nhi như tiếu" (Sơn xuyên huấn, Quách Hy) nghĩa là "Núi mùa xuân

như mặt nước nhấp nhơ giữa sóng mà như cười". Vì ánh mắt nàng Kiều như “làn thu thuỷ” nên đôi mày của nàng phải là “nét xuân sơn” (như núi mùa xuân) soi bóng dưới làn

nước mùa thu trong trẻo. Chỉ có đơi mày như vậy mới có thể tương xứng với ánh mắt trong như thế. Và chỉ có đơi mắt trong như vậy thì mới đủ phản chiếu đơi mày cong như thế! Vẽ chân dung Thuý Kiều mà chỉ vẽ đơi mắt và đơi mày cũng đủ nói được vẻ đẹp toàn bộ. Nét vẽ của Nguyễn Du mới thật tinh diệu! Vì Kiều mang vẻ đẹp của thiên nhiên mà tạo vật thường hay đố kị nên cuộc đời nàng phải chịu nhiều bất hạnh. Câu tiếp theo "Hoa

ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" hoàn toàn là từ thuần Việt để nói lên quy luật cay

nghiệt của cuộc đời mà những người như nàng phải gánh chịu.

Nếu như ở Thúy Vân, Nguyễn Du chỉ miêu tả sắc đẹp thì ở Thúy Kiều, nhà thơ vừa miêu tả nhan sắc, vừa ca ngợi tài năng “sắc đành tài một, tài đành hoạ hai”. Như vậy, về sắc thì trên đời chỉ có một mình Thúy Kiều về tài thì may ra, họa hoằn lắm mới có người thứ hai. Thứ nhất là trí thơng minh sẵn có do tạo hóa ban tặng

“Thơng minh vốn sẵn tính trời”

Thứ nhì là cầm, kỳ, thi, họa tất cả nàng đều giỏi

“Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương.”

Xét riêng về tài đánh đàn thì Thúy kiều vượt xa những người khác. Những nốt cung, thương, giốc, chũy, vũ trong âm giai của nhạc cổ trung Quốc và Việt Nam được nàng phối hợp một cách nhuần nhuyễn, tinh thông, dạt dào cảm xúc. Đặt biệt, một bản nhạc " Bạc mệnh " do chính nàng sáng tác đã tác động vào cõi sâu thẳm trong tâm hồn

của con người, khiến ai thưởng thức cũng phải đau khổ, sầu não đến rơi nước mắt, đến buốt nhói trong tim. Phải chăng " một thiên bạc mệnh lại càng não nhân " ấy như muốn

dư báo những đâu khổ, bất hạnh chồng chất trong suốt 15 năm ròng của đời người con gái tài sắc vạn toàn.

“ Nhìn chung, Nguyễn Du có dụng ý rất rõ trong việc nhấn mạnh tài sắc của Thúy Kiều, nhà thơ đã cực tả Thúy vân, tưởng như sắc đẹp của Thúy Vân không ai hơn được nữa, để rồi sau đó, Thúy Kiều xuất hiện thì Thúy Vân trở thành một cái nền làm tôn sắc đẹp của Thúy Kiều là tuyệt sắc. Còn tài của nàng cũng là tuyệt đỉnh.” [25; 411]

Đi vào giới thiếu nhân vật Thúy Vân – Thúy kiều Nguyễn Du làm nổi bật lên vẻ đẹp của hai nàng, đó là vẻ đẹp rất đặc trưng: đẹp thì đẹp nhất, sắc thì sắc nhất. Dẫu có phóng đại nhưng nhờ bút pháp ước lệ kết hợp với những từ Hán - Việt nên những gì mà tác giả miêu tả vẫn phù hợp. Khác với Nguyễn Gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc lại tả thực đến mức căng rộng quá sự thật:

“Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn Lửng lơ trời ngạn ngẩn ngơ xa.

Hương trời đắm nguyệt say hoa.

Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình. Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,

Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.

Cờ tiên rượu thánh ai đang,

Lưu Linh, Đế Thích là làng tri âm.”

Nguyễn Gia Thiều cũng dùng nhiều từ và thi liệu hán học. Tuy nhiên tác giả lại đặt chúng vào sự so sánh nhất làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nàng cung nữ. Còn Nguyễn Du khi miêu tả của hai Kiều đã tiếp thu có chọn lọc và đã thành công khi dùng lớp từ ngữ bác học. Tác giả cịn phát huy được vốn ngơn ngữ dân tộc ở chỗ dùng nó để miêu tả vẻ đẹp thanh cao, quý phái, sang trọng của con người. Qua đó Nguyễn Du cho chúng ta thấy được thành cơng của mình khi giới thiệu nhân vật Thúy Vân – Thúy Kiều lần đầu xuất hiện trong tác phẩm. Chỉ với vỏn vẹn 18 dòng thơ qua việc vận dụng motip của từ “có” và từ “là” cùng với bút pháp ước lệ tác giả đã cho ta một cái nhìn đầy đủ về gia đình,

xuất thân, vẻ đẹp ngoại hình, nhân cách,… và đặc biệt dự đoán được cả tương lai của nhân vật. Như thế thì Nguyễn Du quả thật rất tài tình.

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)