1. Vài nét về Tác giả, Tác phẩm
2.4. Ngôn ngữ giới thiệu của một số nhân vật khác
2.4.2. Hồ Tôn Hiến
Kẻ đại diện cho thế lực quan lại hắc ám mà Kiều phải đối mặt đó là Hồ Tơn Hiến. Nguyễn Du khi đi vào giới thiệu nhân vật này cũng rất đặc biệt
“ Có quan Tổng đốc trọng thần
Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài”
Tác giả sử dụng cả hai phong cách “thuật” và “tả” để đưa vị quan tài năng này vào truyện. Chỉ với cụm từ “ kinh luân gồm tài” mà Nguyễn Du sử dụng ta cũng phần
nào thấy được bộ mặt giả dối, lừa lọc và “lắm mưu nhiều kế” của vị quan này. Qua cách giới thiệu của Nguyễn Du ta thấy Hồ Tôn Hiến là tên quan to nhất, cũng là tên quan ti tiện và bỉ ổi nhất trong Truyện Kiều. Hắn đại diện cho triều đình, nhưng thêm vào tính tàn bạo thơng thường của bọn quyền thế, hắn còn là kẻ hèn nhát và phản trắc. Đường đường là một vị quan lớn của triều đình hắn khơng dám đương đầu với Từ Hải, hắn đã lừa Kiều để dụ Từ Hải ra hàng. Nghe lời Kiều, Từ Hải đã mắc mưu Hồ Tơn Hiến. Sau đó hắn đã mở
tiệc mừng công giữa mùi máu tanh của Từ Hải và trên cõi lòng tan nát của Kiều. Bắt nàng hầu rượu, đánh đàn, “chau mày rơi châu” xót xa cho thân phận Kiều để rồi liền sau đó bng lời ve vãn làm nhục Kiều như Hoạn Thư đã bắt Kiều hầu rượu, đánh đàn trước Thúc Sinh. Có thể nói Hồ Tơn Hiến là kẻ đã viết những dòng cuối cùng vào sổ đoạn trường của Kiều và hoàn thành nốt bức tranh đen tối về bộ mặt quan lại đương thời
Các nhân vật Thuý Kiều, thuý Vân, Từ Hải, kim Trọng.....là những nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc, là những con người đứng đắn trong xã hội. Khi xây dựng nhân vật này, Nguyễn Du dùng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp ngoại hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt trong việc xây dựng những nhân vật này là làm cho nhân vật trong văn học trung đại. Bên cạnh, những yếu tố Hán được dùng còn để thể hiện tấm lòng trân trọng, lời ngợi ca, niềm ước mơ khát vọng của tác giả.
Ngược lại, khi xây dựng các nhân vật thuộc tầng lớp dưới, những con người tầm thường, hèn hạ, Nguyễn Du dùng nhiều từ thuần Việt để miêu tả một cách sinh dộng, cụ thể, rõ ràng, chân thực về hình dáng trơ trẽn, hành vi trâng tráo của chúng. Song, từ Hán Việt được dùng trong trường hợp này khơng cịn là niềm trân trọng ngợi ca mà là sự nghi ngờ về bản chất của chính nhân vật đó.
Trong nền văn học Việt Nam có thể nói chưa có tác phẩm văn chương nào làm cho giới văn nhân và trí thức đặc biệt quan tâm và tranh luận nhiều nhất bằng truyện Kiều của thi sĩ Nguyễn Du. Hơn hai trăm năm nay, từ vua chúa đến các nhà văn, nhà thơ, nhà nho, nhà giáo… đã bàn về thơ, luận về con người tài hoa Thúy Kiều hoặc bình luận về tác giả Nguyễn Du. Dưới cái nhìn của mọi gia cấp, mọi thời đại, qua hàng trăm năm Truyện Kiều vẫn cịn ngun giá trị của nó, mỗi bài bình luận ở mỗi thời đại mang một sắc thái riêng, nhưng không làm mất vẻ đẹp văn chương của tuyệt tác truyện Kiều. Vẻ đẹp ấy thể hiện ở mọi phương diện, cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung thấm đẫm giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực sâu sắc. Về hình thức chỉ cần xét về ngôn ngữ mà Nguyễn Du sử dụng ta cũng thấy được cái tài năng trời phú cùng sự thành công rực rỡ của Truyện Kiều. Một trong những khía cạnh đưa Nguyễn Du đi đến thành cơng đó chính là ngơn ngữ giới thiệu nhân vật trong Truyện kiều. Tuy chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể ngôn ngữ của cả tác phẩm nhưng thiết nghĩ khơng có lá vàng sao làm thành mùa thu. Ngôn ngữ giới thiệu trong tác phẩm cũng có giá trị riêng của nó.
Với tất cả thành công mà tác giả thể hiện trong tác phẩm, khi cầm bút viết Đoạn trường tân thanh, nhà thơ đang ở trong tâm trạng “Dị đại tương lai khôn sái lệ”
(Khác thời đại thương nhau bỗng trào nước mắt), chứ không phải trong tư thế của một nhà họa sĩ cốt vẽ một bức vẽ nhiều đường nét mà lưu lại cho đời. Thế nhưng bằng tài năng thiên bẫm cùng với tấm lòng của một người nghệ sĩ giàu ý thức dân tộc, Nguyễn Du đã biến Truyện Kiều trở thành một bức tranh sinh động nhờ ngôn từ nghệ thuật. Một phần góp nên thành cơng của tác phẩm phải kể đến ngôn ngữ giới thiệu nhân vật mà nhà thơ sử dụng. Ở Kim Vân Kiều truyện của Thâm Tâm tài nhân, các nhân vật chỉ dừng lại ở lời
nói và sự việc thì với tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du được biến thành tâm trạng và tính cách. Thơng qua ngơn ngữ giới thiệu của nhà thơ ta không chỉ thấy được quê quán, xuất thân,… của nhân vật, mà ta còn lần vào được thế giới bên trong nhân vật để thấy được tính cách, bản chất cũng như tương lai của nhân vật. Để xây dựng một tác phẩm văn xuôi của Thanh Tâm tài nhân thành một truyện thơ có nhân vật, có cốt truyện,
Nguyễn Du đã có truyền thống của truyện thơ Nơm. Truyền thống của ca dao tục ngữ nói chung kết hợp với yếu tố Hán qua việc sử dụng từ Hán Việt và các điển cố điển tích đã giúp Nguyễn Du giới thiệu đến người đọc các nhân vật trong tác phẩm của mình một cách tài tình, rất tự nhiên và logic. Nhờ đó mà người đọc có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về nhân vật trong tác phẩm. Nếu kể sự việc thì Truyện Kiều lấy lại hầu hết những con
người và sự việc trong Kim Vân Kiều truyện. Giữa nội dung tư tưởng của hai tác phẩm cũng khơng có sự khác biệt lớn. Nếu nói đến sự khác biệt ta phải kể đến nghệ thuật của tác phẩm qua việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du. Qua nghệ thuật sử dụng của ngơn ngữ nói chung và cụ thể hơn là việc vận dụng ngơn ngữ giới thiệu nhân vật nói riêng ta mới thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ của dân tộc. Tài năng ấy không phải ai cũng có được. Trường hợp như Nguyễn Du quả thật có một khơng hai:
“Văn tinh một áng rạng ngang trời Đất Việt ngàn năm dễ có hai
Tiếc cụ sinh nhằm thời hủ lậu
Để cho tục học ố thiên tài.”
( Khóc Nguyễn Du- Võ Liêm Sơn)
Ngôn từ nghệ thuật với những từ ngữ còn ngầm sâu những tầng bậc ý nghĩa còn chưa khơi lên hết đang chờ đợi người đời sau tiếp tục tìm kiếm.
PHỤ LỤC
STT NHÂN VẬT CÂU THƠ
VỊ TRÍ CÂU THƠ 1 Thúy Vân-
Thúy Kiều
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị,em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
2 Gia đình Thúy
Kiều và Vương Quan
Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh
Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ nối dòng nho gia
9- 14
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần Trông chừng thấy một văn nhân Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng
Đề huề lưng túi gió trăng
Sau chân theo một vài thằng con con Tuyết in sắc ngựa câu dòn Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời
Nẻo xa mới tỏ mặt người
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Nguyên người quanh quất đâu xa
Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh Nền phú hậu, bực tài danh
Văn chương nết đất, thơng minh tính trời Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa Chung quanh vẫn đất nước nhà Với Vương Quan trước vẫn là song thân
4 Thúc Sinh
Khách du bỗng có một người Kì Tâm họ Thúc cũng nịi thư hương
Vốn người huyện Tích châu Thường
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri
1275- 1278
5 Từ Hải 2165-
Lần thâu gió mát trăng thanh Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
Đội trời đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông Giang hồ quen thú vẫy vùng
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo
6 Mã Giám Sinh
Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
7 Tên bán tơ
Hỏi ra sau mới biết rằng Phải tên xưng xuất tại thằng bán tơ
587- 588
8 Bọn sai nha
Hàn huyên chưa kịp giã giề
Sai nha bỗng thấy bốn bề lao xao
Người nách thước kẻ tay đao Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi
575- 578
9 Chung Công
Họ Chung có kẻ lại già Cũng trong nha dịch lại là từ tâm
607- 608
10 Bà Mối
Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
11 Đạm Tiên - Lần đầu
Vương Quan mới dẫn gần xa "Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi
Nổi danh tài sắc một thì Xơn xao ngồi cửa hiếm gì yến anh
Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
- Lần thứ hai
Thoắt đâu thấy một tiểu kiều Có chiều phong vận có chiều thanh tân
Sương in mặt tuyết pha thân
Sen vàng lãng đãng như gần như xa
61- 65
187- 190
12 Tú Bà - Lần đầu
Lầu xanh có mụ Tú Bà
Làng chơi đã trở về già hết duyên
- Lần thứ hai
Xe châu dừng bánh cửa ngoài
Rèm trong đã thấy một người bước ra
Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao?
921- 924
13 Sở Khanh
Một chàng vừa trạc thanh xuân Hình dung chải chuốt áo khăn gọn gàng
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh
1059- 1062
14 Hoạn Thư 1529-
Vốn dòng họ Hoạn danh gia Con quan lại bộ tên là Hoạn Thư
Duyên Đằng sớm thuận gió đưa
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già
15 Khuyển, Ưng
Khuyển, Ưng đã đắt mưu gian
Đem nàng đưa xuống để yên dưới thuyền
1707- 1708
16 Giác Duyên
Thấy màu ăn mặc nâu sòng
Giác Duyên sư trưởng lành lòng liền thương
2039- 2040
17 Hoạn Bà
Ban ngày sáp thắp đôi bên
Giữa giường Thất bảo ngồi lên một bà
1723- 1724
18 Quản Gia
Quản gia có một mụ nào
Thấy người thấy nết ra vào mà thương
1747- 1748 19 Bạc Bà Có nhà họ Bạc bên kia 2081- 2082
Am mây quen lối đi về dầu hương
20 Người dân
Việt
Gió quang mây tạnh thảnh thơi
Có người dân Việt lên chơi cửa già
2063- 2064 21 Bạc Hạnh Có chàng Bạc Hạnh cháu nhà Cũng trong thân thích ruột rà chẳng ai
Cửa hàng buôn bán Châu Thai Thật thà có một đơn sai chẳng hề 2103- 2106 22 Hồ Tôn Hiến Có quan Tổng đốc trọng thần Là Hồ Tông Hiến kinh luân gồm tài
Đẩy xe vâng chỉ đặc sai
Tiện nghi phủ tiễu việc ngoài đổng nhung
2151- 2154
23 Mã Kiều
Bày vai có ả Mã Kiều
1151- 1152
Xót nàng ra mới đánh liều chịu đoan
24 Đơ Cơng
Họ Đơ có kẻ lại già thưa lên
2886
25 Thổ Quan
Lệnh quan ai dám cãi lời Ép tình mới gán cho người thổ quan
2597- 2598
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh - Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội – 1974.
2. Nguyễn Huệ Chi – Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam thời kì cổ - cận đại, NXB Thế giới
mới, 1983.
3. Xuân Diệu - Ba đại thi hào dân tộc, NXB Thanh niên – 2000.
4. Xuân Diệu – Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam, NXB Trẻ, 2001.
5. Ngô viết Dinh (tuyển chọn và biên tập) - Đến với những Chân dung Truyện Kiều,
NXB Thanh niên, 1999.
6. Nguyễn Thị Khánh Dư – Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXB Khoa
học xã hội, 1979.
7. Trịnh Bá Đĩnh - Bình giảng Truyện Kiều, NXB Văn học Hà Nội, 2000.
8. Hữu Đạt – Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục, 1997
9. Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính – Nguyễn Du, tác phẩm và lịch sử ( văn bản)
NXB TP Hồ Chí Minh, 2000
10. Bùi Giáng – Một vài nhận xét về Truyện Kiều, Phan Trần, Lục Vân Tiên, Chinh phụ
ngâm, Quan âm thị kính, Bà huyện Thanh Quan, NXB Hội nhà văn, 1998
11. Hà Huy Giáp (giới thiệu), Nguyễn Thạch Giang (khảo đính và chú thích) – Nguyễn
Du, Truyện Kiều (chú thích, chú giải và những tư liệu gốc), NXB Văn hóa thơng tin
Hà Nội, 1985.
12. Vũ Hạnh – Đọc lại Truyện Kiều, NXB Đà Nẵng, 1990.
13. Nguyễn Thị Bích Hải – Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa – Huế, 1995.
14. Dương Lê Hồng – Mối quan hệ giữa ca dao và Truyện kiều của Nguyễn Du, luận án
Thạc sĩ, khoa Ngữ Văn, TP Hồ Chí Minh, 1998.
15. Tố Hữu - Câu chuyện về thơ, NXB Khoa học xã hội, 2000.
16. Hoài Hương (tuyển chọn ) – Truyện Kiều – những lời bình, NXB Văn hóa thơng tin.
17. Đỗ Đức Hiểu – Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2000.
19. Lê Đình Kỵ - Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực, NXB Hội nhà văn TP Hồ Chí
Minh - 1992
20. Nguyễn Thị Thanh Lâm – Bài Giảng văn học Việt Nam trung đại 2, Đại học Cần
Thơ - 2003
21. Đặng Thanh Lê – Truyện Kiều và thể loại Truyện Nôm, NXB Khoa học xã hội, 1979
22. Đặng Thanh Lê – Giảng văn Truyện Kiều, NXB Giáo dục – 2003
23. Lê Xuân Lít - 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2005.
24. Phương Lựu – Lý luận phê bình văn học, NXB Đà Nẵng, 2004.
25. Nguyễn Lộc – Về ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều, Tạp chí văn học số 11, 1966.
26. Phan Ngọc - Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, NXB Khoa học xã
hội, 1985.
27. Bùi Thị Thúy Minh – Bài giảng Hán Nôm 3,4 – Đại học Cần Thơ,
28. Hoài Phong - Truyện Kiều những lời bình, NXB Văn hóa thơng tin, 2005.
29. Trần Đình Sử - Thi pháp Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2003.
30. Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, 1997.
31. Trần Đình Sử - Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục,
2003.
32. Nguyễn Quảng Tuân. Chữ nghĩa Truyện Kiều. NXB Văn học, 2004.
33. Đỗ Minh Tuấn – Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Văn
hóa thơng tin, 1995.
34. Lý Tồn Thắng – Về ngơn ngữ giới thiệu nhân vật trong Truyện kiều, Tạp chí văn
học số 4, 1981.
35. Đào Thái Tôn - Văn bản Truyện Kiều - Nghiên cứu và thảo luận, NXB Hội nhà văn,
2001.
36. Bùi Thị Tâm – Bài giảng Ngôn ngữ văn chương, Đại học Cần Thơ, 2008.
37. Lã Nhâm Thìn – Thơ Nơm đường luật, NXB Giáo dục, 1998
38. Nguyễn Trí Tích – Viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều, NXB Thanh niên, 2002.