Tác phẩm Truyện Kiều (傳 翹)

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 50 - 54)

1. Vài nét về Tác giả, Tác phẩm

1.2. Tác phẩm Truyện Kiều (傳 翹)

“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc, khi Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành

văn”. Đó là lời nhận định của Chế Lan Viên về Truyện Kiều và về Đại thi hào Nguyễn Du. Vậy

thì ở Truyện Kiều có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà được đánh giá cao như thế!

1.2.1. Giá trị nội dung

Nếu thơ chữ Hán của Nguyễn Du là tấm gương rọi chiếu tấc lòng của người nghệ sĩ tài hoa trong những tháng năm cuộc đời có nhiều đau thương và biến động dữ dội thì Truyện Kiều là nơi thi hào gửi gắm nhiều trăn trở, suy tư, cả những nỗi niềm xót xa, bi phẫn trước thực trạng đau khổ của con người trong xã hội phong kiến. Đứng từ góc độ sáng tác, Truyện Kiều là “đứa con lai” bởi nó được viết dựa trên cơ sở cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Thế nhưng, từ khi ra đời đến nay, tác

phẩm đã nhận được niềm ưu ái lớn lao vô bờ của độc giả. Truyện Kiều đã vượt xa “vỏ

kén” ban đầu mà nó thốt ra, trở thành dấu son trong lịch sử văn học nước nhà, là niềm tự

hào không vơi cạn của những người dân đất Việt thân yêu. Hình ảnh người con gái tài sắc với chặng đường đời mười lăm năm oan khổ lưu ly “nhạt thắm phai đào” đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lịng người đọc. Với tấm lòng nhân đạo cao cả, với “con mắt trơng thấu sáu cõi”, “tấm lịng nghĩ đến nghìn đời”, Nguyễn Du đã sáng tạo lại cốt truyện của

Thanh Tâm Tài Nhân theo cách riêng của mình làm cho Truyện Kiều thực sự trở thành

khúc Đoạn trường tân thanh làm xót xa cõi lòng bao thế hệ. Trên cơ sở “những điều trông thấy” cùng những suy nghĩ, cảm xúc nóng bỏng trước hiện thực xã hội Việt Nam

đương thời, Nguyễn Du đã cảm nhận Kim Vân Kiều truyện và sắp xếp lại theo thể

nghiệm của mình bằng ngịi bút tràn đầy ưu niệm. Kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với ngôn ngữ trong sáng và tinh luyện, Truyện Kiều xứng đáng là viên ngọc

tồn bích, lấp lánh nơi đáy lịng khơng biết bao con người Việt Nam từng yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, từng khát khao kì vọng về tình yêu hạnh phúc ở trên đời…Với Truyện Kiều, tên tuổi Nguyễn Du đã trở thành bất tử trên thi đàn dân tộc.

Giá trị nội dung của Truyện Kiều bao gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Giá trị hiện thực phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời cuối thế kỷ XVIII đầu thế

kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi bại và những bất công). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là nỗi khổ của người phụ nữ có nhan sắc "hồng

nhan bạc mệnh". Giá trị nhân đạo ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ và tài sắc của người phụ nữ,

thông cảm và đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ của con người, đặc biệt là với nỗi khổ của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến, thể hiện khao khát trong tình u, hạnh phúc lứa đơi, ước mơ tự do công bằng trong cuộc sống. khi đi vào nhận xét về nội dung Truyện Kiều Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã phải thốt lên: "... Xem chỗ giấc mộng

đoạn trường tỉnh dậy mà căn duyên vẫn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy xong mà

ốn hận vẫn cịn chưa hả, thì dẫu đời xa người khuất, khơng được mục kích tận nơi,

nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thắm ở trên tờ giấy,

khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là

Đoạn Trường Tân Thanh cũng phải." [44; 312] Như thế ta mới thấy được giá trị nội dung

của Truyện Kiều to lớn đến dường nào.

Truyện Kiều được đánh giá cao trước hết ở giá trị hiện thực sâu sắc. Ai đó cho

rằng thơ ca khó phản ánh hiện thực bởi đặc thù của thơ ca là tính trữ tình, cảm xúc. Điều đó khơng đúng khi nói về Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ngòi bút sắc sảo của nhà thơ đã miêu tả bộ mặt xã hội với những nhân vật điển hình, có diện mạo và bản chất riêng, có sức sống mãnh liệt, có sức tố cáo mạnh mẽ, có chiều sâu lịch sử và có tính thời sự đối với mọi thời đại. Với Truyện Kiều, bên cạnh tiếng kêu thương đòi quyền sống cho con người, Nguyễn Du đã phơi bày bộ mặt xấu xa tàn bạo của xã hội phong kiến Việt Nam đương thời và nói lên hiện thực cô độc, mong manh của những kẻ tài sắc.

Không những thế mà qua tiếng nói riêng tư thầm kín của mình, Nguyễn Du cịn nói lên được tiếng nói chung, khát vọng chung của cả mọi lớp người. Đó là giá trị nhân đạo cao cả của tác phẩm. Với những người có tài, có tâm thì họ thường bị ám ảnh bởi tư tưởng “Tài mệnh tương đố”(được điều này mất điều khác, cây cao ắt phải hứng nhiều gió, tài tử vơ duyên hồng nhan bạc phận, nhân sinh thức tự đa ưu hoạn). Qua Truyện Kiều, Đại thi hào đã giải tỏa được nỗi ám ảnh ấy bằng cách nêu lên quy luật “Tài mệnh tương đố” rồi an ủi, động viên và sẻ san nỗi niềm với họ. Quy luật đó chính là: vì nàng Kiều có: tài-sắc-trung-hiếu-hạnh-nghĩa-tình vẹn tồn nên cuộc đời phải long đong

chìm nổi:”Hết nạn nọ đến nạn kia, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần; khi Vơ Tích khi

Lâm Tri, nơi thì lừa đảo nơi thì xót thương; thoắt bn về thoắt bán đi, mây trơi bèo nổi

thiếu gì là nơi”. Qua cuộc đời, thân phận của Kiều, Nguyễn Du khái quát thành quy luật

chung:”Trăm năm trong cõi người ta, chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau; lạ gì bỉ sắc tư

phong, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen; anh hoa phát tiết ra ngồi, nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa; nghĩ đời mà ngán cho đời, tài tình chi lắm cho trời đất ghen; có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. . .”. Đại thi hào nêu lên quy luật ấy rồi tự

động viên, an ủi mình và cảm thông, sẻ chia cho thân phận nàng Kiều, cũng như cho thân phận của những người tài hoa, hiếu nghĩa nhưng phải gặp cảnh đời bất hạnh, rằng:”Những người hiếu nghĩa xưa nay, trời làm chi đến lâu ngày càng thương; người

sao hiếu nghĩa đủ đàng, kiếp sao chọn những đoạn tràng thế thơi; thương vì hạnh trọng vì tài, Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba; tiểu thư nghĩ cũng thương tài, khuôn uy

dường cũng bớt vài bốn phân; liền tay trao lại Thúc Sinh, rằng tài nên trọng mà tình nên thương; bể trần chìm nổi thuyền quyên, hữu tài thương kẻ vô duyên lạ đời; thiện căn ở tại

lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. . .”. Trước đây, và có rất nhiều người coi “Tài

mệnh tương đố” là phần hạn chế của Truyện Kiều, nhưng ta nên xem đây là phần tích cực

mới đúng . Là con người, dù ở thời đại nào, người ta ln có phần tâm linh để an ủi, động viên mình trong cơn sóng gió của đời. Trong ngục tù, Bác Hồ của chúng ta, từ trong thâm sâu của tâm linh và rất tự nhiên theo bản năng đã thốt lên:”Trời xanh cố ý hãm anh hùng,

cùm xích tiêu ma tám tháng rịng”. Đó là bản năng giải toả những ám ảnh của người tài.

Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đem đến cho người đọc bức tranh sinh động về hiện thực đen tối của xã hội đương thời với những đường nét sắc sảo. Điều đáng nói là hiện thực ấy không tồn tại như một đối tượng khách quan trong tác phẩm mà gắn liền với tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà thơ. Với con mắt và trái tim của người nghệ sĩ chân chính, Nguyễn Du khơng chỉ day dứt, dằn vặt lương tri trước những bất công ngang trái của cuộc đời, nhà thơ còn chia sẻ nỗi đau truyền kiếp và cảm thông với những khát vọng thiết tha tự ngàn đời của con người, bức xúc trước những vấn đề nóng bỏng của thời đại. Đúng như thi hào đã nói:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng”.

1.2.2. Giá trị nghệ thuật

Về nội dung Truyện Kiều đã có nhiều ý kiến gây tranh cãi nhưng nghệ thuật của Truyện Kiều thì ln có sự thống nhất và đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu như: vấn đề về ngôn ngữ, thi pháp, nghệ thuật miêu tả,… Hơn ba ngàn hai trăm năm mươi câu thơ với những âm điệu trầm bổng, khoan nhặt khác nhau ngân lên dịu dàng, chất chứa và gần gũi thân thương theo từng dòng thơ lục bát. Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du trong, tâm lý nhân vật với bút pháp phong phú và đa dạng . Khi đi vào miêu tả nhân vật chính diện tác giả sử dụng ngòi bút ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người. Và đó là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du. Đối với nhân vật phản diện tác giả sử dụng ngòi bút tả thực, và đó là nhân vật hiện thực hóa của ông. Bên cạnh đó là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật. nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du không chỉ đơn giản là tả người, tả cảnh ma qua việc miêu tả ngoại hình mà người đọc có thể đốn được tính cách, phẩm chất và dự cảm tương lai của nhân vật. miêu tả tâm lý nhân vật mà nỗi buồn đọng ra ngoài cảnh vật. miêu tả cảnh vật mà nhuốm đầy tâm trạng của của con người, ấy ta mới gọi là tài năng, mà chỉ thiên tài như Nguyễn Du mới làm được.

Về nghệ thuật của truyện Kiều thì ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng khơng kém. Ngôn ngữ trong Truyện kiều là sự kết hợp khéo léo, tài tình giữa ngơn ngữ bình dân và ngơn ngữ bác học. Chính điều đó tạo nên sức mạnh vơ cùng lớn lao và sức sóng lâu bền cho Truyện Kiều. Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật. Bên cạnh đó Nguyễn Du cịn vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ , ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một tập Đại thành ngôn ngữ của văn học dân tộc. Hãy nghe học giả Đào Duy Anh nhận xét về truyện Kiều “ Chúng ta sở dĩ yêu chuộng truyện Kiều khơng phải nó có thể làm quyển sách luân lý cho đời , mà chỉ vì trong sách ấy, Nguyễn Du đã dùng những lời văn kỳ diệu để rung động tâm hồn ta...” [1; 67]

Thật đúng như vậy, những rung động trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc Truyện Kiều hẳn là một điều không ai trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đã từng có những cảm giác này . Truyện Kiều vì thế đã sống mãi với thời gian và không gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác , lúc nào cũng được mọi người trân trọng và yêu mến .

2. Ngôn ngữ giới thiệu một số nhân vật trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)