Đặc điểm lâm sàng của hội chứng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng hẹp khe mi – sụp mi – nếp quạt ngược (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Thu thập số liệu và các tiêu chí đánh giá

2.3.1. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng

- Tuổi: được phân loại thành 3 nhóm: < 6 tuổi, 6-15 tuổi, > 15 tuổi - Giới: nam, nữ

- Tiền sử gia đình, vẽ phả hệ, xác định di truyền từ bố hay mẹ

- Mức độ sụp mi, phân loại theo tác giả Lê Minh Thông 90 và Adam J. Cohen91

Nhẹ : 1< MRD1 ≤ 3mm Trung bình : 0 < MRD1≤ 1mm Nặng : MRD1 ≤ 0 mm

Hình 2.5. Phân loại mức độ sụp mi

Nguồn: Black và cộng sự (2012) 92

- Chức năng cơ nâng mi, phân loại theo Arnab Biswas 93 Tốt : > 7mm

Trung bình : 5-7mm Yếu : < 5mm

- Dấu hiệu Bell: dương tính, âm tính

- Độ dài khe mi: phân loại thành 2 nhóm < 20 mm, ≥ 20mm

- Khoảng cách hai góc trong mắt: chia thành 3 nhóm < 35mm, 35-40mm, >40mm.

- Mức độ nếp quạt, phân loại theo Taylor 14 Độ 0: khơng có nếp quạt

Độ 1 (nhẹ): có nếp quạt nhưng vẫn cịn nhìn thấy góc trong mắt Độ 2 (trung bình): nếp quạt che khuất góc trong mắt và 1 phần cục lệ Độ 3 (nặng): nếp quạt che hoàn toàn cục lệ cũng như 1 phần kết mạc nhãn cầu.

Mức độ sụp mi

Sụp mi nhẹ

Sụp mi trung bình

Độ 4 (rất nặng): nếp quạt che hoàn toàn kết mạc nhãn cầu và 1 phần rìa giác mạc phía mũi

- Tình trạng khúc xạ:

Cận thị: khi cơng suất cầu SPH ≤ -0,5D và công suất trụ < 1D Viễn thị: khi công suất cầu SPH ≥ +0,5D và công suất trụ < 1D Loạn thị: khi công suất trụ ≥ 1D

- Tình trạng nhược thị:

Nhược thị được định nghĩa theo tiêu chuẩn đối với bảng thị lực Snellen là thị lực sau chỉnh kính tối ưu nhỏ hơn 20/30 hoặc chênh lệch thị lực giữa 2 mắt từ 2 hàng trở lên tại thời điểm khám.19

Với trẻ chưa biết nói, tình trạng nhược thị được xác định bằng việc mất khả năng duy trì định thị trung tâm bền vững hoặc định thị ưu thế khi sử dụng test lăng kính 10 Diop đáy hướng xuống dưới.

Phân loại: nhược thị một mắt, nhược thị hai mắt Mức độ nhược thị: Nhẹ: thị lực từ 20/30 đến 20/70 Trung bình: thị lực từ 20/80 đến 20/160 Nặng: thị lực < 20/160 - Tình trạng lác và vận nhãn: lác trong, lác ngồi, lác đứng, có hạn chế vận nhãn hoặc khơng

- Các biểu hiện tại mắt khác: lộn mi dưới ra ngoài, bất thường đường lệ, khuyết gai thị, rung giật nhãn cầu, nhãn cầu nhỏ, giác mạc nhỏ…

- Các biểu hiện toàn thân: tư thế bù trừ đầu ngửa ra sau, lơng mày hình cung, sống mũi dẹt, tai bám thấp, vành tai cụp, khe hở mơi vịm, rối loạn kính nguyệt, chậm phát triển trí tuệ…

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng hẹp khe mi – sụp mi – nếp quạt ngược (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)