Nguồn: Kao và cộng sự (1998) 51
Các kỹ thuật ban đầu để điều chỉnh nếp quạt đã được phát triển dưới quan niệm sai lầm về sự dư thừa da ở vùng góc trong mắt.60
Ammon đã cắt một phần da hình elip từ sống mũi, trong khi Kuhnt đã cắt một lượng mô tương tự và khâu các mô sâu hơn đến màng xương. Arlt cắt bỏ nếp da thừa che phủ góc trong mắt theo hình bán nguyệt trong khi Berger cắt bỏ da theo hình mũi tên. Năm 1904, Rogman đánh giá rằng sự thiếu hụt da theo chiều dọc, chứ không phải dư thừa da, là nguyên nhân của nếp quạt. Verwey đã điều trị nếp quạt bằng cách sắp xếp lại vạt da theo kỹ thuật Y - V, một
bước quan trọng trong sự phát triển của phẫu thuật hiện đại điều trị bất thường này. Hughes và Callahan sau đó đã sửa đổi quy trình này, nhưng kết quả bị thiểu chỉnh và các vết sẹo khó coi vẫn cịn phổ biến. Roveda đã kết hợp một đường rạch lưỡi liềm với kỹ thuật Y-V, nhưng sẹo và các nếp gấp thứ cấp vẫn tồn tại. Nhiều kỹ thuật để sửa chữa nếp quạt liên quan đến một số hình thức của tạo hình chữ Z. Blair đã chuyển hai vạt hình tam giác từ nếp quạt cùng với một đường rạch hình lưỡi liềm trên đỉnh của nếp gấp.54
Vết sẹo mở rộng vng góc với các đường căng bình thường ở góc trong mắt. Johnson sau đó đã sửa đổi quy trình này với ít sẹo hơn.57
Kỹ thuật Mustarde ra đời năm 1963 và được nhiều tác giả sử dụng, đặc biệt trong những trường hợp nếp quạt ngược mức độ nặng.36,52
Có thể nói, trong tạo hình góc trong điều trị hội chứng HKM-SM-NQN, 2 kỹ thuật được dùng nhiều nhất là kỹ thuật Mustarde và kỹ thuật Y-V.
- Kỹ thuật Mustarde:
+ Cách tiến hành:
Đánh dấu da được tiến hành như sau: đánh dấu điểm thứ nhất nằm giữa sống mũi và tâm đồng tử (làm tương tự ở cả hai bên, tạo khoảng cách hai góc trong mắt mong muốn sau phẫu thuật bằng ½ khoảng cách đồng tử). Đánh dấu điểm thứ hai tại góc trong mắt và nối 2 điểm này tạo đoạn thẳng đầu tiên. Từ điểm giữa của đoạn thẳng đầu tiên, vẽ 2 đoạn thẳng lên trên và xuống dưới tạo với đoạn đầu một góc 60 độ và có độ dài bằng khoảng cách đoạn đầu trừ 2 mm. Từ 2 đoạn thẳng này tiếp tục vẽ 2 đoạn thẳng có chiều dài tương tự hướng về phía mũi và tạo góc 45 độ như hình 1.12. Cuối cùng từ điểm ở góc trong mắt vẽ 2 đoạn thẳng chạy dọc theo bờ mi trên và bờ mi dưới kích thước bằng đoạn đầu trừ 2mm. Sau đó, tiến hành rạch da, cắt lọc, bộc lộ và phẫu thuật dây chằng mi trong để rút ngắn khoảng cách hai góc trong mắt. Cuối cùng, tiến hành các bước chuyển vạt và khâu da.