Bảng phân loại kết quả phẫu thuật chung

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng hẹp khe mi – sụp mi – nếp quạt ngược (Trang 62 - 65)

KQPT chung Tiêu chí Tốt Khá Kém Tỷ lệ khoảng cách hai góc trong mắt/ độ dài khe mi sau phẫu thuật

< 1,3 1,3 – 1,5 > 1,5

Nếp quạt ngược và hết nếp

quạt ngược hoặc cịn ít hoặc cịn rõ

Sụp mi và hết sụp mi hoặc còn sụp mi mức độ nhẹ hoặc cịn sụp mi mức độ trung bình Tốt và khá được coi là kết quả phẫu thuật chung thành công, kém là thất bại.

2.3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

Kiểm định đánh giá mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật chung sau mổ với các yếu tố sau:

- Tuổi

- Độ dài khe mi trước phẫu thuật - Độ sụp mi trước phẫu thuật - Mức độ nếp quạt trước phẫu thuật

- Khoảng cách hai góc trong mắt trước phẫu thuật - Tổ hợp một số yếu tố trước phẫu thuật

2.4. Xử lý số liệu

Tất cả thông tin của bệnh nhân đều được điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

Tất cả số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y học. Sử dụng test khi bình phương để so sánh các tỷ lệ của biến định tính, test Fisher’s Exact khi so sánh các tỷ lệ của biến định tính mà có nhiều hơn 20% số ơ có tần số mong đợi nhỏ hơn 5, test T ghép cặp để so sánh trung bình của hai biến định lượng trước và sau can thiệp phẫu thuật. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.5. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học phê duyệt số 94/ HĐĐĐĐHYHN, ngày 10/5/2017.

Chỉ định và phương pháp phẫu thuật được lãnh đạo khoa và phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Mắt Trung Ương thông qua.

Bệnh nhân được giải thích rõ về tình trạng bệnh, cách thức phẫu thuật và triển vọng sau phẫu thuật.

Nghiên cứu được sự đồng ý của bệnh nhân và/hoặc người nhà bệnh nhân. Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, có thể rút ra khỏi nghiên cứu bất kỳ lúc nào mà quyền lợi không bị xâm phạm.

Các biến chứng trong và sau phẫu thuật đều được báo cáo trung thực và có hướng xử trí kịp thời, đúng đắn. Các bí mật cá nhân được giữ kín. Các thơng tin của bệnh nhân chỉ phục vụ cho nghiên cứu, khi công bố tên của bệnh nhân được viết tắt.

Nghiên cứu được tiến hành hồn tồn vì mục đích khoa học và lợi ích của người bệnh.

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ KẾT QUẢ

3.1. Đặc điểm lâm sàng của hội chứng hẹp khe mi - sụp mi - nếp quạt ngƣợc

3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi

Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi

Tuổi < 6 tuổi 6-15 tuổi >15 tuổi Tổng

Số bệnh nhân 39 10 4 53

Tỷ lệ % 73,6% 18,9% 7,5% 100%

Trong số 53 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 3 tuổi, lớn nhất là 40 tuổi. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 6,83 ± 6,66.

Nhóm tuổi nhỏ hơn 6 tuổi chiếm phần lớn (73,6%). Nhóm tuổi trên 15 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,5%).

3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu, nam chiếm tỷ lệ 47,2%, nữ chiếm tỷ lệ 52,8%. Sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

47,2% 52,8%

3.1.3. Tiền sử gia đình

Bảng 3.2. Tiền sử gia đình

Tiền sử gia đình Có Khơng Không rõ Tổng

Số bệnh nhân 21 31 1 53

Tỷ lệ % 39,6% 58,5% 1,9% 100%

Trong nghiên cứu của chúng tơi có:

- 1 trường hợp (chiếm 1,9%) khơng rõ tiền sử gia đình do trẻ bị bỏ rơi, được nhận làm con nuôi.

- 21 trường hợp (chiếm 39,6%) tiền sử gia đình có người mắc bệnh trong đó 17 trường hợp có bố mắc bệnh (chiếm 32%), 3 trường hợp có mẹ mắc bệnh (5,7%), 1 trường hợp bố mẹ bình thường nhưng em trai của bố mắc bệnh (1,9%).

- 5 phả hệ có nhiều thế hệ và nhiều cá thể trong gia đình mắc bệnh di truyền theo quy luật di truyền trội.

3.1.4. Đặc điểm tổn thương tại mắt

3.1.4.1. Tình trạng thị lực

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng hẹp khe mi – sụp mi – nếp quạt ngược (Trang 62 - 65)