CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Bắc Phương gia
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế.
Qua việc phân tích các số liệu về tình hình hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty TNHH Bắc Phương giai đoạn 2013 - 2015, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản của cơng ty có xu hướng giảm cho thấy cơng ty vẫn cịn những hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:
- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong TSNH, không những thế chỉ tiêu này tăng nhanh qua các năm và tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Trong cơ cấu phải thu của khách hàng, phải thu quá hạn chiếm tới 84%, tỷ lệ rất cao. Điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn lớn; làm ảnh
hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó chỉ tiêu vịng quay phải thu của khách hàng giảm qua các năm cho thấy công tác thu hồi nợ của Công ty chưa được hiệu quả.
- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH và tăng nhanh qua các năm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển tài sản của Cơng ty. Trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, các cơng trình chờ nghiệm thu bàn giao chiếm giá trị và tỷ trọng lớn; cụ thể tại thời điểm 31/12/2015 các cơng trình chờ nghiệm thu có giá trị là 10.222 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,4% so với tổng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Ngồi ra, chỉ tiêu về vịng quay hàng tồn kho thấp cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của Cơng ty cịn nhiều bất cập.
- Các chỉ số thanh toán nhanh và thanh tốn nợ ngắn hạn của Cơng ty thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 – 2015, đặc biệt chỉ số thanh toán nhanh năm 2015 rất thấp với giá trị 0,09 lần (thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 0,5 < k < 1); cho thấy khả năng thanh tốn của Cơng ty khơng
đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn do vậy ảnh hưởng tới hình ảnh của Công ty đặc biệt là gây ấn tượng không tốt với các chủ nợ.
- Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng TSDH chiếm tỷ lệ thấp so với tổng tài sản, chỉ còn 10,17 % trong năm 2015. TSCĐ là đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất kinh doanh nhưng máy móc thiết bị của công ty đã cũ, lạc hậu thời gian sử dụng còn lại ngắn. Điều này ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty và làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ.
- Doanh thu thuần năm 2015 tăng 3,9% so với năm 2014 nhưng LNST năm 2015 giảm 8,07% so với năm 2014 cho thấy doanh thu tăng nhưng chưa tiết kiệm được chi phí làm lợi nhuận giảm xuống cho thấy công tác quản lý chi phí cịn nhiều hạn chế.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty, việc tìm ra ngun nhân của những hạn chế trên nhằm đưa ra các giải pháp là cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
3.3.2.2. Nguyên nhân. *Nguyên nhân chủ quan:
- Cơng tác thu hồi nợ: Cơng ty chưa có các biện pháp tích cực trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu. Được thể hiện qua việc Cơng ty khơng có chính sách khuyến khích khách hàng thanh tốn tiền hàng nhanh chóng, xếp loại tín dụng, phân loại khách hàng, đánh giá rủi ro thanh tốn. Do đó, Cơng ty chưa có kế hoạch và các biện pháp cụ thể đối với từng khoản nợ.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ lệ lớn trong hàng tồn kho. Ngồi các cơng trình đang trong q trình thi cơng, Cơng ty cịn có một số các cơng trình chậm được quyết tốn do vướng mắc trong q trình hồn thiện hồ sơ nghiệm thu gây ra tình trạng cơng trình chậm được nghiệm thu hoặc ảnh hưởng đến q trình thanh quyết tốn.
- Cơng tác quản lý dịng tiền chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Việc quản lý dòng tiền hiệu quả giúp cho Công ty không phải đối mặt với sự thâm hụt tiền mặt và cải thiện khả năng thanh tốn của Cơng ty.
- Công tác quản lý, đầu tư TSCĐ chưa hiệu quả: phần máy móc thiết bị trong TSCĐ hữu hình đã gần hết khấu hao, cơng ty lại chưa có kế hoạch đầu tư mới là do Công ty đang tập trung vốn mở rộng vào lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nên việc đầu tư máy móc thiết bị cịn chưa được quan tâm, xem xét.
- Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm là do cơng tác quản lý chi phí của Cơng ty chưa hiệu quả. Chi phí cao là do cơng ty phải th ngoài nhiều thiết bị phục vụ thi cơng, chi phí lãi vay lớn do cơng ty phải vay vốn để sản xuất. Ngồi ra, Cơng ty chưa có các biện pháp quản lý chi phí hợp lý, các chính sách tiết kiệm cũng như nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm của cán bộ, công nhân viên trong Công ty.
* Nguyên nhân khách quan:
- Nền kinh tế:
Từ 2013 – 2015 nền kinh tế mới đang phục hồi và vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, tín dụng thắt chặt … gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng. Đặc biệt lãi suất đầu năm 2015 đã giảm còn mức từ 8 – 10% (so với mức 11 – 13% năm 2013) nhưng vẫn cao so với khả năng sinh lợi của Cơng ty từ đó làm tăng chi phí lãi vay, sụt giảm lợi nhuận sau thuế và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản của Cơng ty.
Chính sách cắt giảm và hạn chế đầu tư công của Nhà nước làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Ngồi ra, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xây lắp đầu tư ngày càng nhiều. Vì vậy sự cạnh tranh trong tìm kiếm các gói thầu, triển khai dự án đầu tư kinh doanh
càng ngày càng khốc liệt. Cơng ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các cơng trình mới, ngồi ra phải chấp nhận giảm giá thành để nâng cao khả năng thắng thầu trong các cuộc đấu thầu xây dựng dẫn tới lợi nhuận giảm và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
Biến động giá cả của thị trường đầu vào đặc biệt là giá cả vật tư xây dựng như sắt thép, xi măng, gạch xây, cát xây … làm Công ty không chủ động trong việc dự trữ nguyên, vật liệu và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Bên cạnh đó, tình trạng các cơng trình đang thi cơng nhưng có thay đổi thiết kế hoặc phát sinh khối lượng hoặc các chủ đầu tư cũng lâm vào khó khăn kinh tế mà dẫn tới việc chậm thanh tốn cho các cơng trình đã được nghiệm thu, bàn giao, dẫn tới tình trạng ứ đọng vốn, cơng ty gặp khó khăn trong việc luân chuyển tài sản.
Những nguyên nhân bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan được xem xét ở trên đã đưa ra những lý giải cho sự biến động của hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH Bắc Phương trong thời gian qua. Việc phân tích ngun nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH BẮC PHƢƠNG
4.1. Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn đến năm 2020.
Trải qua 13 năm phát triển, công ty TNHH Bắc Phương đã từng bước phát triển và lớn mạnh. Cơng ty đã xây dựng cho mình những tiền đề vững chắc về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự và uy tín của công ty trước các đối tác kinh doanh.
Trong giai đoạn tới năm 2020, công ty chủ trương phát triển theo những hướng sau đây:
- Tăng lợi nhuận dưới những điều kiện đang thay đổi của thị trường nhằm mở rộng quy mô sản xuất theo phương thức đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của mình.
- Nắm bắt và sử dụng kịp thời công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng các cơng trình. Tập trung và tận dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có, tránh tình trạng lãng phí nhân cơng.
- Giữ vững thị trường mà cơng ty đang chiếm lĩnh và có uy tín.
- Đổi mới tư duy phát triển công ty, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của công ty trên thị trường với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ, tạo được vị thế vững chức trên thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơng ty.
Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2013 - 2015 cơng ty hoạt động cịn nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được một số kết quả đáng khích lệ và đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống cho cán bộ
công nhân viên.
Tuy nhiên bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như cơng tác sử dụng tài sản cịn bộc lộ nhiều vấn đề tồn tại, đòi hỏi đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục, hạn chế những tồn tại, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản của công ty để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả.