CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.1. Bài học rút ra từ hoạt động sáp nhập của HBB và SHB
4.1.1. Các kết quả đạt được
Mặc dù chƣa nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh sau sáp nhập so với trƣớc khi sáp nhập nhƣng không thể phủ nhận SHB đạt đƣợc những thành công nhất định sau thƣơng vụ M&A này. Những kết quả đạt đƣợc từ việc sáp nhập giữa SHB và HBB nói riêng và giữa các NHTM Việt Nam nói chung có thể kể đến nhƣ:
4.1.1.1. Gia tăng về quy mô
Sau khi sáp nhập thành công vào HBB, SHB đã tạo nên đƣợc quy mô lớn hơn về vốn, về nhân lực, số lƣợng chi nhánh… Từ đó tạo ra đƣợc khả năng cung ứng vốn cho những dự án lớn, đòi hỏi vốn nhiều và kéo dài với lãi suất cạnh tranh. Hơn nữa, với sự gia tăng về số lƣợng chi nhánh, SHB đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng một cách tốt hơn.
Việc sáp nhập còn dẫn đến sự cắt giảm những chi nhánh của hai NH trƣớc đây có cùng địa bàn hoạt động để duy trì một chi nhánh, phịng giao dịch từ đó cắt giảm đƣợc một số lƣợng nhân viên, cắt giảm chi phí th văn phịng, chi phí tiền lƣơng nhân viên, chi phí hoạt động của chi nhánh, phịng giao dịch. Chi phí hoạt động từ đó giảm xuống, doanh thu tăng lên sẽ là yếu tố góp phần làm cho hiệu quả hoạt động của NH sau sáp nhập cao hơn.
Đồng thời, hai ngân hàng có những sản phẩm khác nhau, sau khi kết hợp lại đã tạo điều kiện để SHB sử dụng các sản phẩm của HBB để hỗ trợ cho mình và ngƣợc lại, làm gia tăng tính tiện ích của sản phẩm dịch vụ ngân hàng sau sáp nhập từ đó thu hút khách hàng nhiều hơn, giá trị dịch vụ của sản phẩm ngày càng cao hơn dẫn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cải thiện hơn.
4.1.1.2. Tận dụng được hệ thống khách hàng
Mỗi ngân hàng có một đặc thù kinh doanh riêng có. Do vậy khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác bổ sung cho nhau. Chẳng hạn nhƣ một NH có hệ thống khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi kết hợp với một NH
chuyên cho vay đối với cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ thì sản phẩm cho vay đối với các nhân viên của doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đƣợc NH chuyên cho vay cá nhân sử dụng triệt để nhằm khai thác lợi thế vốn có của mình. Hoặc khi NH nhỏ sáp nhập vào NH lớn thì họ có điều kiện để kinh doanh những sản phẩm mà trƣớc kia họ khơng có khả năng thực hiện chẳng hạn nhƣ lập một phòng chuyên kinh doanh ngoại tệ. Muốn phát triển một phịng giao dịch ngoại tệ thì phải có đầu tƣ lớn về công nghệ, nhân lực và năng lực quản trị rủi ro. Điều này vƣợt ra ngoài khả năng của các NH nhỏ nên sau khi sáp nhập, các NH nhỏ có điều kiện hơn để tham gia vào những lĩnh vực mà trƣớc đây bản thân họ không thể thực hiện đƣợc.
SHB sau khi sáp nhập với HBB cũng vậy. SHB sau sáp nhập đã đƣợc kế thừa hệ thống khách hàng cũng nhƣ những sản phẩm, dịch vụ sẵn có của HBB, từ đó khách hàng đƣợc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà trƣớc đây họ chƣa đƣợc tiếp cận, làm tăng sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng, đồng thời tăng nguồn thu nhập cho NH.
Hơn nữa, trƣớc M&A, HBB có một số chi nhánh, phịng giao dịch tại những địa bàn mà SHB khơng có cơ sở kinh doanh, sau khi tiếp nhận HBB, SHB đã khai thác các khách hàng của HBB tại các địa bàn này để cung cấp các sản phẩm của mình thay vì phải thiết lập chi nhánh hoặc phòng giao dịch mới vừa tốn kém chi phí vừa mất rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống khách hàng. Nhƣ vậy hiệu quả của SHB sau sáp nhập sẽ cao hơn rất nhiều so với hiệu quả của hai NH đơn lẻ này cộng lại trƣớc M&A.
4.1.1.3. Giảm được chi phí huy động do việc chạy đua lãi suất
Trong thời kỳ cuối năm 2007 sang đầu năm 2008, các NHTM Việt Nam lạc vào cuộc đua lãi suất huy động, đỉnh điểm là tháng 2 năm 2008, sau rất nhiều cuộc họp của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, NHNN, cuộc đua lãi suất vẫn rất gay gắt kể cả sau khi bỏ trần lãi suất, áp dụng lãi suất cho vay không vƣợt quá 150% lãi suất cơ bản nhƣng một số NHTMCP vẫn duy trì lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trên 19%/năm. Cá biệt có ngân hàng chạy đua lãi suất tiền gửi 24 giờ với lãi suất 20%/năm. Thực trạng đó cho thấy áp lực cạnh tranh lãi suất huy động của các NHTMCP Việt Nam rất gay gắt khi có bất kỳ biến cố khó khăn nào của nền kinh tế
xảy ra. Lƣợng tiền gửi trong hệ thống NH của dân cƣ không tăng lên đáng kể trong khi số dƣ tiền gửi của các NH chạy lòng vòng sang nhau. Vậy nên, khi NH sáp nhập lại, đặc biệt là các NH nhỏ và yếu bị các ngân hàng lớn thâu tóm thì số lƣợng các NHTM Việt Nam sẽ giảm xuống, khi đó áp lực cạnh tranh lãi suất sẽ giảm xuống, năng lực tài chính đƣợc cải thiện đáng kể, sẽ khó có thể diễn ra cuộc chạy đua lãi suất huy động tƣơng tự nhƣ năm 2008.
Sáp nhập giữa HBB và SHB không hẳn là cuộc sáp nhập giữa một ngân hàng nhỏ và một ngân hàng lớn nhƣng nhờ việc sáp nhập, đã giải quyết đƣợc vấn đề khó khăn của HBB đồng thời hình thành nên một NH lớn hơn trƣớc, chi phí huy động từ đó mà giảm xuống đáng kể so với trƣớc khi thực hiện sáp nhập làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập sẽ dần đƣợc cải thiện, dẫn đến năng lực cạnh tranh tăng lên, đủ sức vƣợt qua những biến cố khó khăn của nền kinh tế.
4.1.1.4. Thu hút được nhân sự giỏi
Sự phát triển rất nhanh của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và khối NHTMCP nói riêng trong thời gian qua đã làm cho thị trƣờng lao động rất khan hiếm nhân sự giỏi ngành tài chính - ngân hàng. Các ngân hàng mới thành lập đều phải xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt vững chắc, những nhân sự này địi hỏi phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, có nghiệp vụ và kỹ năng quản lý tốt. Do vậy để xây dựng đƣợc “đội ngũ khung” nhƣ vậy thì khơng có cách nào hiệu quả bằng lơi kéo nhân sự ở những ngân hàng đã hoạt động lâu năm, đồng thời các ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động cũng phải tuyển dụng nhân sự cho chi nhánh, phòng giao dịch mới nên dẫn đến hiện tƣợng dịch chuyển nhân sự từ ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Vì thế khi SHB sáp nhập với HBB đã tạo ra đƣợc đội ngũ nhân sự lớn để chọn lọc hình thành nên đội ngũ nhân sự mới tiềm năng và đầy năng lực, có thể thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh mới, những lĩnh vực, sản phẩm dịch vụ mà trƣớc đây do thiếu nhân sự giỏi nên SHB không thể thực hiện đƣợc nhƣ kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm tài chính phái sinh… Từ đó sẽ tạo nên thế mạnh riêng có của SHB sau sáp nhập,
hiệu quả hoạt động tăng trƣởng rõ nét, gia tăng khả năng để theo đuổi các mục tiêu nhƣ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đồn tài chính lớn nhất Việt Nam…
4.1.1.5. Gia tăng giá trị doanh nghiệp
Việc sáp nhập ngân hàng lại với nhau dẫn đến tận dụng đƣợc lợi thế kinh doanh trên quy mơ lớn, giảm bớt các chi phí nếu thực hiện mở rộng quy mô hoạt động, cắt giảm đƣợc nhân sự dƣ thừa, thiếu hiệu quả, tận dụng đƣợc hệ thống khách hàng để phát triển các sản phẩm hỗ trợ, mở rộng đƣợc lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm mới khi có thêm các nhân sự giỏi sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập tăng cao, dẫn đến giá trị tài sản của ngân hàng tăng lên, giá trị tài sản của cổ đông tăng dẫn đến giá cổ phiếu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ đƣợc các cổ đông hiện hữu tin tƣởng, các nhà đầu tƣ quan tâm và đánh giá cao hơn.
Do vậy, sáp nhập không chỉ đơn thuần là phép cộng giá trị của hai hay nhiều ngân hàng lại với nhau, nếu tận dụng đƣợc các lợi thế, giá trị ngân hàng sau sáp nhập sẽ lớn hơn rất nhiều lần phép cộng số học của các ngân hàng bị sáp nhập lại. Sau khi sáp nhập, SHB đã tận dụng rất tốt hệ thống mạng lƣới khách hàng cũng nhƣ đội ngũ nhân sự giỏi của HBB, đồng thời giá trị tài sản của HBB cũng tăng lên rõ rệt, từ đó giá cổ phiếu cả SHB từng bƣớc đƣợc tăng lên và nhận đƣợc sự ủng hộ của cổ đông cũng nhƣ sự quan tâm của các nhà đầu tƣ.