Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam tài chính và ngân hàng (Trang 31 - 37)

1.3 Hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.2.1 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động

 Về quy mô nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động phải có sự tăng trƣởng ổn định về mặt số lƣợng để thỏa mãn nhu cầu tín dụng cũng nhƣ các hoạt động khác của ngân hàng. Nếu quy mô nguồn huy động gia tăng sẽ đáp ứng cho hoạt động tài trợ của ngân hàng không ngừng tăng trƣởng, tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động phản ánh sự tăng trƣởng nguồn vốn huy động về quy mô, việc so sánh quy mô vốn huy động năm nay với năm trƣớc (thời kỳ này với thời kỳ khác) sẽ đánh giá sự tăng trƣởng và ổn định của nguồn huy động.

Tốc độ tăng NVHĐ

 Về cơ cấu nguồn vốn huy động:

Mỗi loại tiền gửi có các u cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn… Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào. Cơ cấu nguồn vốn ảnh hƣởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của ngân hàng, đây là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có đƣợc chi phí đầu vào hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào có tỷ trọng lớn nhất. Trong thực tế, các khoản huy động từ doanh nghiệp, tổ

chức kinh tế có tính ổn định tƣơng đối cao, chi phí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả cơng tác huy động vốn thì các ngân hàng cần nâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu vốn huy động của mình. Bên cạnh đó, các khoản vốn huy động từ khu vực dân cƣ rất tiềm tàng giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lƣu thơng cho nền kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng, chiến lƣợc kinh doanh và hoạt động Marketing của ngân hàng.

Chỉ tiêu Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đó số dƣ từng loại nguồn vốn huy động đƣợc tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của các NHTM. Qua đây ngân hàng có thể điều chỉnh cơ cấu huy động vốn sao cho hợp lý với từng thời kỳ kinh doanh.

Vốn của NHTM đƣợc chia làm hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏ nhƣng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và đặc biệt là đƣợc dùng để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ chiếm phần lớn trong nguồn vốn của NHTM, nó là nguồn vốn hoạt động chính với mỗi ngân hàng cho nên hầu hết các khoản nợ của NHTM đều liên quan đến chi phí huy động vốn. Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi, trong đó chi phí trả lãi là chủ yếu. Ngồi ra cịn có các chi phí khác nhƣ chi bảo hiểm tiền gửi, chi phí dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh tốn, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý…

trên lãi suất danh nghĩa, lãi suất ngân hàng cơng bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ kỳ hạn, loại tiền gửi, mục tiêu gửi tiền của khách hàng, chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng từng thời kỳ, tiện ích kèm theo… Tuy nhiên, lãi suất thực tế của từng nguồn vốn huy động đối với ngân hàng là cao hơn bởi ngồi chi phí trả lãi, ngân hàng cịn phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nữa là chi phí phi trả lãi.

Nhƣ vậy, chỉ tiêu này đƣợc chia ra làm hai chỉ tiêu nhỏ:

(1) Chi phí trả lãi/Tổng vốn huy động: cho thấy để huy động 1 đồng vốn thì ngân hàng phải chi trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.

(2) Chi phí phi trả lãi/Tổng vốn huy động: cho thấy 1 đồng vốn huy động đƣợc

ngân hàng phải bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản… Tóm lại, chỉ tiêu chi phí huy động vốn/tổng vốn huy động đƣợc dùng

để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy động đƣợc cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chi phí cho một đồng vốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thể bù đắp đƣợc chi phí này và có lợi nhuận cho ngân hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả. Biện pháp giảm chi phí huy động vốn là giảm lãi suất huy động và đảm bảo các chi phí quản lý, bảo quản, dự trữ vốn một cách hợp lý nhất. Việc đƣa ra một lãi suất huy động hợp lý là rất quan trọng, lãi suất khơng q cao – đảm bảo lợi ích của ngân hàng, cũng không quá thấp – thu hút đƣợc khách hàng gửi tiền.

1.3.2.3 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau. NHTM không chỉ huy động thật nhiều vốn với lãi suất thích hợp mà cịn phải tìm kiếm nơi để cho vay và đầu tƣ có hiệu quả. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng đến huy động vốn mà khơng cho vay và đầu tƣ thì vốn sẽ bị ứ đọng, làm giảm lợi nhuận. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay và

đầu tƣ, ngân hàng sẽ bị mất đi cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trƣờng.

 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (cịn gọi là hệ số Q) Trƣớc đây, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đối với ngân hàng khơng đƣợc vƣợt q 80%, đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng khơng đƣợc vƣợt q 85%. Cấp tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, cho th tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhƣợng. Nguồn vốn huy động bao gồm:

- Tiền gửi của cá nhân dƣới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi.

- 25% tiền gửi khơng kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng).

- Tiền vay của tổ chức trong nƣớc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nƣớc để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả) và tiền vay của tổ chức tín dụng nƣớc ngồi.

- Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dƣới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Sau đó, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đã bị loại bỏ hoàn toàn. Mặc dù vậy, hiện nay một số ngân hàng vẫn áp dụng tỷ lệ này nhƣ là một tỷ lệ quan trọng nhằm tránh việc mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tƣ dài hạn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.

Dư nợ tín dụng

Q = x 100% Tổng nguồn vốn huy động

 Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn

hạn ngắn để đầu tƣ vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhƣng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép về khả năng thanh tốn vì dƣ nợ cho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay dài hạn là một loại tài sản kém lỏng nhất. Ngƣợc lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và khơng hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn thƣờng thấp hơn lãi suất cho vay trung-dài hạn.

Tại Việt Nam, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn đã từng bị khống chế , tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40% với NHTM. Sau đó tỷ lệ này đã đƣợc điều chỉnh xuống cịn 30% cho đến năm 2010 đã khơng cịn khống chế tỷ lệ này nữa. Nhiều ngân hàng cho rằng quy định về tỷ lệ này là cần thiết và vẫn duy trì một cách linh hoạt, hợp lý nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Sử dụng vốn an tồn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của chính ngân hàng.

Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tính theo cơng thức sau đây:

[(A-B)/C] x 100% Trong đó:

+ A là tổng dƣ nợ cho vay trung hạn, dài hạn.

+ B là tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải trừ.

+ C là tổng nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn.

 Chênh lệch lãi suất bình quân

Với tƣ cách là giá vốn, lãi suất có tác động điều tiết trực tiếp đến hoạt động cho vay và huy động vốn của ngân hàng, tác động đến lợi nhuận khi xem xét kết quả kinh doanh, tính tốn lãi suất chênh lệch đầu ra đầu vào. Khi

lãi suất thay đổi theo diễn biến quan hệ cung cầu về vốn trên thị trƣờng tiền tệ, phản ánh đúng tín hiệu của thị trƣờng, điều đó khiến ngân hàng phải tìm kiếm, hoạch định mức lãi suất phù hợp cho mình. Trong trƣờng hợp lãi suất biến động do tác động của các yếu tố phi vật chất (yếu tố tâm lí, yếu tố cạnh tranh khơng lành mạnh...) sẽ có tác động bất lợi đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đây là khó khăn đối với các ngân hàng thƣơng mại có quy mơ hoạt động nhỏ, vốn tự có và khả năng tài chính thấp. Trong trƣờng hợp đó là việc tăng lãi suất huy động, tác động hiệu ứng đối với toàn bộ hệ thống, buộc các ngân hàng khác cũng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng gửi tiền trong khi đó có thể khơng thực sự có khó khăn về nguồn vốn. Trong nền kinh tế thị trƣờng, các hiện tƣợng kinh tế thƣờng có diễn biến, thay đổi nhanh. Lãi suất cũng là yếu tố nhạy cảm và thƣờng xuyên thay đổi, gắn liền với sự thay đổi của quan hệ cung cầu về vốn. Vì vậy, NHTM trong quá trình hoạt động cần có sự theo dõi sát sao sự biến động đó để có những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm ổn định tình hình kinh doanh của mình.

Chênh lệch lãi suất bình quân là một chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ cung - cầu vốn ngân hàng có đảm bảo đƣợc lợi nhuận cho ngân hàng với một mức lãi suất phù hợp với cả ngƣời gửi tiền lẫn ngƣời vay vốn, đƣợc tính theo cơng thức sau:

Chênh lệch lãi suất bình qn = Lãi suất bình quân đầu ra - Lãi suất bình qn đầu vào

Để tính đƣợc lãi suất bình qn đầu vào, ta lấy chi phí trả lãi tiền gửi trong kỳ chia cho tổng nguồn số dƣ huy động vốn bình quân. Tƣơng tự, lãi suất bình quân đầu ra là thƣơng số giữa thu từ lãi vay và tổng dƣ nợ cho vay bình quân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam tài chính và ngân hàng (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w