Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2011– 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam tài chính và ngân hàng (Trang 49 - 62)

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2011– 2013

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng cao, giá vàng và giá ngoại tệ biến động mạnh, thị trƣờng bất động sản đóng băng, đặc biệt là cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt song BIDV vẫn đạt đƣợc những thành cơng nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong ba năm hoạt động tài chính 2011, 2012 và 2013 BIDV liên tục có những sự phát triển mang tính bƣớc ngoặt, nhất là trong công tác phát triển hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. Qua đó đánh dấu vị thế của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng và trong hệ thống các ngân hàng trong khu vực nói chung.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đối với BIDV cũng nhƣ các ngân hàng TMCP khác, vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Vốn tự có của ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đƣợc sử dụng cho mục đích kinh doanh, nói cách khác vốn tự có của ngân hàng khơng thể đáp ứng đủ các nhu cầu đa dạng về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Do vậy, đối với hoạt động ngân hàng, nguồn vốn huy động đóng vai trị quyết định. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, BIDV đã áp dụng nhiều biện pháp để đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tận dụng mọi thế mạnh của mình, thu hút các nguồn vốn từ nhiều thành phần kinh tế nhằm đảm bảo nguồn vốn cho tín dụng, an tồn cho thanh khoản, tăng nhanh tài sản,…

Các sản phẩm huy động vốn của BIDV vô cùng phong phú, gồm các sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dành cho cá nhân đến tiền gửi có kỳ hạn dành cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và tín dụng. Riêng các sản phẩm dành cho cá nhân là phong phú nhất, căn cứ vào các kỳ hạn gửi tiền, số tiền gửi mà đƣợc phân thành các sản phẩm tiền gửi khác nhau tƣơng ứng với mức lãi suất khác nhau: ví dụ sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm thông minh, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm 36 tháng lãi suất thả

nổi.… Ngoài các sản phẩm tiết kiệm truyền thống BIDV cịn áp dụng những chƣơng trình huy động hấp dẫn khác nhƣ “May mắn nhân Ba - Sung túc mọi nhà”, “Chào năm Nhâm Thìn, trúng trăm nghìn giải”, “ TKDT Rồng vàng Thăng Long”,... Bên cạnh việc phát triển các chƣơng trình huy động vốn từ đối tƣợng là khách hàng cá nhân, BIDV cũng triển khai một số chƣơng trình huy động vốn nhằm thu hút vốn từ phía doanh nghiệp nhƣ sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiền gửi thanh toán với mức lãi suất và các điều kiện ƣu đãi hấp dẫn. Có thể thấy tình hình huy động vốn của BIDV trong vịng ba năm qua liên tục có sự tăng trƣởng, đƣợc thể hiện qua biểu đồ dƣới đây:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013

( Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV các năm 2011 – 2013) Qua việc phân

tích cơng tác huy động vốn của BIDV trong những năm qua có thể thấy đƣợc sự nỗ lực và cố gắng trong tồn hệ thống để góp phần

nâng cao hiệu quả và phát triển cơng tác huy động vốn của mình. Dù huy động vốn dƣới hình thức nào đi chăng nữa thì BIDV vẫn hƣớng đến việc phát triển bền vững, hiệu quả và lâu dài. Có thể thấy rõ hơn sự tăng trƣởng này

thông qua bảng số liệu đối chiếu hoạt động huy động vốn của BIDV so với các ngân hàng khác dƣới đây:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của một số ngân hàng Việt Nam

STT TÊN NGÂN HÀNG

1 Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGB)

3 Ngân hàng TMCP Công thƣơng Nam (Vietinbank)

4 Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Nam (TCB)

5 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 6 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

(Seabank)

( Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng Việt Nam)

Với những nỗ lực của của toàn thể đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên BIDV, trong năm 2013 BIDV đã có bƣớc tiến rõ rệt trong cơng tác huy động vốn, là một trong những ngân hàng đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng huy động vốn tƣơng đối cao (35,2%) so với các ngân hàng khác. Trong khi đó, Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam tốc độ tăng trƣởng vốn huy động năm 2013 so với 2012 chỉ là 20,8%, Ngân hàng TMCP Công thƣơng là 30,5%, Ngân hàng TMCP Á Châu là 33,7%. Điều này cho thấy, hệ thống các NHTM ln cố gắng, nỗ lực hết mình để tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Để có thể

trong cơng tác quản lý và chính sách khách hàng có thể làm cho uy tín của NHTM bị ảnh hƣởng, từ đó tất cả mọi hoạt động của những ngân hàng này đều đi xuống. Chính vì vậy, việc tăng trƣởng và phát triển cơng tác huy động vốn

của BIDV những năm vừa qua đã đánh dấu bƣớc tiến quan trọng của BIDV trong những năm gần đây, khẳng định vị thế của BIDV trên thị trƣờng tài chính.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn

Hoạt động huy động vốn có mối quan hệ mật thiết với hoạt động sử dụng vốn. Có thể nói, cơng tác huy động vốn và sử dụng vốn có vai trị ngang nhau đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu xem xét việc mở rộng nguồn vốn huy động thì tƣơng đƣơng với nó là tăng mức dƣ nợ, tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng. Bởi chi phí huy động vốn tăng mà thu từ việc sử dụng vốn không đủ để bù đắp sẽ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Có thể thấy tình hình sử dụng vốn của BIDV trong vịng ba năm trở lại đây qua biểu đồ sau:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2011 – 2013

( Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDVcác năm 2011 – 2013)

Qua biểu đồ trên có thể thấy tình hình sử dụng vốn trong vòng 3 năm qua của BIDV liên tục tăng: năm 2011 tổng dƣ nợ của BIDV đạt 194.485 tỷ đồng, năm 2012 tổng dƣ nợ đạt 195.626 tỷ đồng và năm 2013 tổng dƣ nợ đạt 264.893 tỷ đồng. BIDV đã không ngừng tăng cƣờng và hiện đại hóa các cơng cụ kiểm sốt tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Kết quả là ngân hàng đã tăng đƣợc hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng và kiểm sốt chặt chẽ nợ quá hạn, dẫn đến nợ xấu chỉ ở mức 2,96%

tổng dƣ nợ. Có thể thấy tình hình tỷ lệ nợ quá hạn của BIDV trong vòng ba năm từ 2011-2013 qua biểu đồ dƣới đây.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2011 – 2013

( Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV các năm 2011 – 2013)

Qua biểu đồ ta thấy, nợ xấu qua các năm đang có xu hƣớng tăng: tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 2,71%, năm 2012 là 2,96% và năm 2013 vẫn giữ nguyên ở mức 2,96%. Nguyên nhân của việc gia tăng nợ xấu đó là do nền kinh tế có nhiều bất ổn, lạm phát cao, những điều chỉnh về tỷ giá, tăng giá nhiều nguyên nhiên vật liệu…khiến cho việc kinh doanh của khách hàng lại càng trở nên khó khăn hơn dẫn đến khả năng thanh tốn thấp. Trƣớc thực trạng đó, từ cuối năm 2013, ngân hàng đã tích cực triển khai công tác thu hồi nợ, xiết chặt tiêu chuẩn cho vay, thực hiện sàng lọc kỹ lƣỡng các đối tƣợng khách hàng…nhằm giảm nợ xấu, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng phải đi liền với chất lƣợng và hiệu quả.

2.1.3.3 Hoạt động khác

* Kinh doanh ngoại tệ

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động thƣờng xuyên của hầu hết các ngân hàng thƣơng mại. Tại BIDV, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đƣợc thực hiện bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng hệ thống máy móc giao dịch hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua bán

ngoại tệ của khách hàng với tỷ giá tốt nhất, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện. Giai đoạn 2011 – 2013 hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, đồng thời đạt đƣợc nhiều giải thƣởng uy tín đƣợc các tổ chức trong và ngồi nƣớc bầu chọn nhƣ Giải thƣởng Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ ngoại hối tốt nhất, giải thƣởng ADFIAP do Hiệp hội các định chế tài chính Châu Á – Thái Bình Dƣơng trao tặng…

BIDV cung cấp dịch vụ ngoại hối với trên 100 loại tiền khác nhau thông qua các sản phẩm: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ ngắn hạn và quyền chọn ngoại tệ với nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau ( tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân…), BIDV luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, tỷ giá cạnh tranh và phƣơng thức giao dịch linh hoạt, qua đó góp phần hỗ trợ phát triển các hoạt động khác của ngân hàng nhƣ hoạt động tín dụng thanh toán quốc tế và huy động tiền gửi bằng ngoại tệ. Ta có thể thấy thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối

Lợi nhuận thuần từ hoạt dộng kinh doanh ngoại hối

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV 2011-2013)

* Hoạt động thanh tốn

sản phẩm đa dạng, phong phú với chi phí thấp, tốc độ nhanh và độ an tồn cao, ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán của BIDV, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các định chế tài chính trong và ngồi nƣớc. + Thanh tốn quốc tế:

BIDV cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm: Tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền quốc tế và thanh toán biên mậu.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động tài trợ thƣơng mại tăng trƣởng khơng cao do khó khăn chung của nền kinh tế. Do đó, để hỗ trợ phát triển hoạt động này, hiện nay BIDV đã mở rộng đa dạng các hình thức thanh tốn ( LC, nhờ thu, TTR và TradeCard), thủ tục và hồ sơ chiết khấu đƣợc đơn giản hóa, các quy định về chiết khấu đƣợc chỉnh sửa phù hợp với nhu cầu của các khách hàng đảm bảo tính cạnh tranh. Cơng tác bán hàng cũng nhƣ tƣ vấn sản phẩm tài trợ xuất khẩu đƣợc các chi nhánh chú trọng đẩy mạnh tới khách hàng…Hiện nay, dịch vụ tài trợ thƣơng mại của BIDV khá đầy đủ, tiêu chuẩn theo thơng lệ quốc tế, có chất lƣợng cao.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, BIDV cũng không ngừng cải tiến, phát triển các dịch vụ thanh toán séc quốc tế gồm: mua séc du lịch, nhờ thu séc thƣơng mại, chuyển tiền quốc tế đi bằng Bank Draft các loại ngoại tệ. BIDV cung cấp dịch vụ nhờ thu tiền mặt cho các doanh nghiệp lớn nhƣ Tổng công ty Hàng khơng Việt Nam (VNA), Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đồn Bƣu chính Viễn thơng (VNPT), Viettel, Phú Thái, G7 Mart và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hoạt động thanh toán biên mậu cũng đƣợc đẩy mạnh thơng qua việc tăng cƣờng thanh tốn bằng đồng Nhân dân tệ (CNY) tại các chi nhánh đầu mối thanh toán biên mậu với Trung Quốc.

Ngoài ra, nỗ lực mở rộng mạng lƣới đại lý phụ vụ cho dịch vụ chuyển tiền kiều hối Western Union (WU) vừa góp phần gia tăng thu nhập vừa nâng cao uy tín, thƣơng hiệu, hình ảnh BIDV.

+ Thanh toán trong nước:

Là một trong các ngân hàng hàng đầu về dịch vụ thanh toán trong nƣớc, BIDV cung cấp dịch vụ thanh tốn trong nƣớc an tồn và hiệu quả. BIDV luôn chú trọng củng cố, xây dựng cơ chế, chính sách trong hoạt động thanh tốn để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp và rủi ro hệ thống, là ngân hàng đầu tiên thiết lập Trung tâm dự phòng thảm họa để đảm bảo chức năng thanh toán liên tục. Hiện nay, BIDV tham gia tất cả các kênh thanh toán do Ngân hàng Nhà nƣớc tổ chức: homebanking, thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS), kênh thanh toán bù trừ, kênh thanh tốn song phƣơng. BIDV cịn là ngân hàng quyết tốn cho Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh kể từ năm 2000. Hiện BIDV là ngân hàng quyết toán duy nhất cho các giao dịch nội địa thẻ Master tại Việt Nam.

Trong giai đoạn 2011 - 2013, dịch vụ thanh tốn của BIDV có tốc độ tăng trƣởng không đồng đều, điều này đƣợc thể hiện thông qua biểu đồ dƣới đây:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.4: Tổng dịch vụ thanh toán giai đoạn 2011-2013

(Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV các năm 2011-2013)

Qua biểu đồ ta thấy, dịch vụ thanh toán năm 2011 đạt 731 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng lên đạt 873 tỷ đồng nhƣng tới năm 2013 lại chỉ đạt 787 tỷ đồng, giảm 10% so với năm 2012. Do mức giảm sút thu phí dịch vụ thanh

toán chủ yếu từ dịch vụ thanh toán truyền thống ( chuyển tiền) – sản phẩm chủ chốt của dịng thanh tốn ( chiếm tỷ trọng 88%), các sản phẩm thanh tốn đặc thù khác đóng góp cịn thấp trong tổng dịch vụ thanh toán.

Hoạt động bảo lãnh

Dịch vụ bảo lãnh là một trong những dòng sản phẩm chủ lực có mức thu phí dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. BIDV cung cấp đầy đủ các loại hình bảo lãnh nhƣ thanh tốn (bảo lãnh thanh toán hợp đồng, thanh toán thuế xuất nhập khẩu, thanh toán trái phiếu), vay vốn thực hiện hợp đồng, hoàn trả tiền ứng trƣớc, đảm bảo chất lƣợng hợp đồng, dự thầu, đối ứng. Việc mở rộng hoạt động bảo lãnh đã góp phần vào sự phát triển hoạt động dịch vụ của BIDV và tăng tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ trên tổng thu nhập. Tuy nhiên BIDV ln kiểm sốt tốt cơng tác cấp bảo lãnh nhằm hạn chế các rủi ro từ hoạt động này. Trong suốt giai đoạn 2011-2013, mặc dù có những bất lợi xong dịch vụ bảo lãnh vẫn tăng trƣởng bền vững và ổn định. Đây là nhóm sản phẩm thế mạnh của BIDV, đặc biệt là các khách hàng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đến 31/12/2011 số dƣ cam kết bảo lãnh của BIDV là 41.519 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động này là 632 tỷ đồng chiếm 26,2% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Sang năm 2012 thu nhập từ hoạt động bảo lãnh đạt 817 tỷ đồng. Tuy nhiên , sang năm 2013 có giảm đi 3,5% so với năm 2012 và đạt 787 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh thẻ

Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, BIDV đã và đang đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó có dịch vụ thẻ. Các sản phẩm dịch vụ thẻ đã đƣợc phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Đến năm 2013 số lƣợng thẻ ghi nợ là 2.825.418 thẻ, số thẻ tín dụng quốc tế đạt 18.932 thẻ, 1.824 điểm chấp nhận thẻ (POS), 2.564 POS không dây trên hệ thống taxi Mai Linh và 1.513 đơn vị chấp nhận thẻ.

Về sản phẩm thẻ ATM, BIDV phát hành 3 nhãn hiệu thẻ ATM trong nƣớc: BIDV Etrans, BIDV harmony và BIDV - Moving với nguồn khách hàng ổn định khoảng gần 2,5 triệu chủ thẻ tính đến 31/12/2013. BIDV đã ƣu tiên phát triển mạng lƣới ATM và tăng phí dịch vụ liên quan đến ATM/POS. Hệ thống ATM/POS đã kết nối với Liên minh Banknet, SmartLink và VNBC, 3 liên minh ATM lớn nhất của các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Theo đó, mạng lƣới ATM của BIDV hiện nay có thể chấp nhận Visa Card và thẻ ghi nợ nội địa từ hầu hết các NHTM ở Việt Nam. BIDV đồng thời cung cấp các dịch vụ gia tăng trên các thẻ ATM, bao gồm thanh toán tiền điện, điện thoại, thanh toán tài khoản trả trƣớc, phí bảo hiểm và dịch vụ thanh tốn máy bay.Từ tháng 11/2010 BIDV cũng chính thức triển khai mở rộng giao dịch chấp nhận thẻ Banknetvn và giao dịch thanh toán USD qua POS trên tồn hệ thống.

Có thể tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong ba năm 2011-2013 qua bảng số liệu kết quả tăng trƣởng hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013 dƣới đây:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam tài chính và ngân hàng (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w