Qui mô, cơ cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam tài chính và ngân hàng (Trang 62 - 67)

2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu

2.2.1 Qui mô, cơ cấu nguồn vốn huy động

2.2.1.1 Về quy mô

Quy mô vốn huy động thể hiện sự tăng trƣởng của ngân hàng và cơ cấu của nó có vai trị quan trọng giúp ngân hàng xây dựng chiến lƣợc cho kinh doanh, đầu tƣ của mình nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất. Quy mô và cơ cấu vốn huy động tại BIDV giai đoạn 2011-2013 đƣợc thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011-2013 Đơn vị: Tỷ đồng,% Năm Chỉ tiêu Tổng NVHĐ 1. Theo kỳ hạn - TG ngắn hạn Tỷ trọng (%) - TG trung-dài hạn Tỷ trọng (%) 2. Theo đối tƣợng - TG của DN Tỷ trọng (%) - TG của dân cƣ Tỷ trọng (%)

3. Theo loại tiền

- Nội tệ

Tỷ trọng (%)

- Ngoại tệ

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả tài chính của BIDV 2011-2013)

Bảng số liệu 2.4 cho thấy: Vốn huy động nhìn chung có sự tăng trƣởng về mặt quy mô qua các năm. Năm 2011, dù đang trong thời kỳ nền kinh tế gặp nhiều biến động nhƣng nguồn vốn huy động của ngân hàng đã đạt con số

gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, các ngân hàng trong hệ thống chạy đua lãi suất huy động. Vì thế, BIDV đã vấp phải nhiều khó khăn trong huy động vốn bởi nguồn tiền gửi lúc này có xu hƣớng chảy về những ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, sau khi NHNN quy định về mức trần lãi suất theo Thông tƣ số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 và sự nghiêm khắc trừng phạt đối với nhiều ngân hàng vi phạm, lãi suất huy động trong hệ thống ngân hàng đã dần ổn định trở lại. Bởi vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2013 đã tăng một cách đáng kể, so với năm 2011 tăng 79.192 tỷ đồng (tƣơng ứng 31,4%), so với năm 2012 tăng 86.278 tỷ đồng (tƣơng ứng 35,2%).

2.2.1.2 Về cơ cấu

- Xét về cơ cấu theo kỳ hạn:

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV 2011-2013) Nếu

xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, điểm nổi bật đó là nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm đa số trong tổng nguồn huy động (năm 2011 chiếm đến 73%) tuy nhiên tỷ lệ này có giảm đáng kể qua các năm (chiếm 65% trong năm 2012 và 58% năm 2013). Tỷ trọng nguồn tiền gửi ngắn hạn (tiền gửi dƣới 12 tháng) cao thực chất là do sự biến động lãi suất trong hệ thống ngân hàng, lãi suất ngân hàng thỏa thuận với khách hàng đều mang tính thời điểm khiến ngƣời gửi tiền có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn để thuận tiện cho việc gửi vào, rút ra khi chọn đƣợc nơi huy động với mức lãi suất hấp

dẫn hơn. Tuy nhiên với sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc ổn định lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng năm 2011-2013 đã thay đổi tâm lý cho cả ngƣời gửi tiền và ngân hàng huy động tiền gửi.

- Xét về cơ cấu theo đối tƣợng:

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tƣợng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV 2011-2013)

Tiền gửi của dân cƣ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền gửi của doanh nghiệp và có xu hƣớng tăng dần qua các năm (năm 2011 chiếm 52%, năm 2012 chiếm 67% và chiếm 72% vào năm 2013). Tiền gửi của dân cƣ thực chất là lƣợng tiền tạm thời nhàn rỗi, đa phần gửi vào ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm an tồn và sinh lời. Nguồn tiền này khá ổn định và ngân hàng dễ dàng chủ động đƣợc kỳ hạn nguồn vốn để xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh, đầu tƣ của mình. Tuy nhiên, với lợi thế là một trong số những ngân hàng lớn của Việt Nam, khi mà lƣợng vốn tại nhiều công ty con khác ln dồi dào, trong khi đó tỷ trọng nguồn tiền gửi của doanh nghiệp tại ngân hàng có phần sụt giảm đã chứng tỏ mối liên hết giữa ngân hàng với các cơng ty con có phần lỏng lẻo, chƣa thực sự gắn kết đƣợc lợi ích giữa các “chân kiềng” của BIDV. Mặt khác, chi phí huy động vốn từ các doanh nghiệp (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn) so với chi phí huy động vốn từ dân cƣ (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm) rẻ hơn rất nhiều. Do vậy, Ngân hàng nên đặc biệt chú trọng huy động và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là

doanh nghiệp lớn bằng cách mở rộng các dịch vụ ƣu đãi nhằm tăng thêm nguồn thu và lợi ích cho ngân hàng.

- Xét về cơ cấu theo loại tiền gửi:

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV 2011-2013)

Biểu đồ thể hiện nguồn vốn gửi vào ngân hàng bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn và có xu hƣớng gia tăng từ 2011 đến 2013 so với loại tiền gửi bằng ngoại tệ. Thực chất trong giai đoạn 2011-2013 có những thời điểm lãi suất USD lên tới trên 6%/năm, là mức lãi suất cao nhất từ trƣớc đến giờ. Nhƣng khi quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về mức trần lãi suất là 3% vào đầu tháng 4/2011 và xuống còn 2% vào giữa tháng 6/2011, trong khi lãi suất huy động VNĐ lên tới 14% và tỷ giá giữa hai đồng tiền này tƣơng đối ổn định đã dẫn đến việc gửi tiền bằng đồng nội tệ có lợi hơn. Đây là nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm tỷ trọng tiền gửi bằng đồng ngoại tệ tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam tài chính và ngân hàng (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w