Quy trình nghiên cứu luận văn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh ba đình (Trang 40)

2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Từ tính cấp thiết của đề tài tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hiệu quả huy

động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình” với mục đích đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh tìm ra những

bất cập, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp thực tế nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình.

2.1.2. Nghiên cứu các cơng trình, tài liệu có liên quan đến đề tài

Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu các bài viết, cơng trình khoa học của các tác giả trong nước và nước ngoài về chủ đề liên quan đến đề tài huy động vốn trong ngân hàng thương mại.

Phần cơ sở lý luận: Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài huy động vốn trong ngân hàng thương mại qua giáo trình, các cơng trình nghiên cứu khoa học … hệ thống và sắp xếp các dữ liệu theo các trình tự xác định.

2.1.3. Xây dựng đề cương sơ bộ

Đề cương sơ bộ gồm những nội dung:  Đặt vấn đề

 Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chủ đề nghiên cứu của luận văn

 Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: Gồm 3 phương pháp chính ( Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê mô tả)

 Cấu trúc dự kiến của luận văn: Gồm 4 chương và kết luận

 Lịch trình dự kiến: Các bước cần thực hiện và thời gian thực hiện  Tài liệu tham khảo

Sau khi đề cương được thông qua sẽ tiến hành nghiên cứu theo kế hoạch đã vạch ra trong đề cương sơ bộ.

2.1.4. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Sử dụng các báo cáo, các quy định, các Nghị định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành, báo cáo số liệu của ngân hàng về tình hình sản xuất kinh doanh.

Các bài báo cáo nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, của các viện nghiên cứu, các tạp chí khoa học chuyên ngành và các trang web liên quan; tham khảo tài liệu, giáo trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các hồ sơ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

2.1.5. Giải thích kết quả và viết luận văn cuối cùng

Luận văn phải nêu bật được các nội dung sau đây:  Vấn đề nghiên cứu

 Cơ sở lý luận và lý thuyết của vấn đề nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu

 Giải thích kết quả phân tích số liệu

2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu.

Nguồn dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khá đa dạng, được tác giả thu thập chủ yếu từ các nguồn sau:

Nguồn nội bộ: bao gồm dữ liệu được lấy từ các báo cáo tài chính, cáo cáo

thường niên, bảng cân đối kế tốn … của NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội và NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Ba Đình

Sách, tài liệu chun mơn, các cơng trình nghiên cứu trước đây: Cung cấp cơ

sở lý luận, kế thừa những cơng trình nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu đặt ra.

Tạp chí, website, báo chí: Cập nhật các thơng tin, báo cáo có liên quan đến

vấn đề nghiên cứu.

Các dữ liệu giúp tính tốn chính xác và trung thực nhất các chỉ tiêu định lượng mà tác giả đề ra. Mọi dữ liệu đều được kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo tính trung thực và chính xác.

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.

2.3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu

Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng trong tồn bộ q trình thực hiện luận văn. Từ việc tổng hợp các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Ba Đình, đưa ra kết luận về thực trạng cũng như giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích thống kê mơ tả: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của các NHTM, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Ba Đình qua các năm 2014- 2017. Tổng hợp và phân tích thực trạng hoạt động HĐV tại chi nhánh Ba Đình - Phương pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng biểu dựa trên biến chuỗi thời gian, sử dụng để phản ánh thực trạng hoạt động HĐV tại NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Ba Đình.

2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được tiến hành các phương pháp so sánh sau:

- So sánh chênh lệch: Xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc, kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng đang nghiên cứu.

- So sánh bằng số tương đối: Xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích; so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu về tình hình hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Ba Đình thơng qua báo cáo hằng năm của Chi nhánh gửi lên Hội sở. Sau khi thu thập, các số liệu này được hệ thống hóa dưới dạng các bảng biểu. Nguồn số liệu

được lấy từ các báo cáo hằng năm của NH TMCP Sài Gịn – Hà Nội chi nhánh Ba Đình.

Bằng phương pháp thống kê mô tả, tác giả thu thập và hệ thống hóa số liệu dưới dạng sơ đồ, bảng biểu để làm nổi bật các vấn đề, các số liệu cần phân tích. Từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN – HÀ NỘI, CHI NHÁNH BA ĐÌNH

3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ( viết tắt là SHB ) là Ngân hàng TMCP Nơng Thơn Nhơn Ái được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/12/1993. Ngày 20/1/ 2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QÐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nơng Thơn sang Ngân hàng TMCP Đơ thị, từ đó đã tạo thuận lợi cho Ngân hàng SHB có điều kiện nâng cao năng lực tài chính và mở rộng mạng lưới kinh doanh. Năm 2010, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội với việc sát nhập thành công Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng SHB đã trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên gần 9000 tỷ đồng với hơn 2 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, trên 5000 cán bộ nhân viên toàn hệ thống cùng mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trải dài trên khắp cả nước và 3 chi nhánh tại Lào và Campuchia.

Cùng với sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, các chi nhánh và phòng giao dịch cũng song song được ra đời phù hợp với xu hướng phát triển chung của hệ thống NHTM trong cả nước . Với tiền thân là Sở giao dịch của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, ngày 28/8/2010, sau quá trình sáp nhập giữa hai Ngân hàng SHB và HBB, chi nhánh SHB Ba Đình được thành lập theo Quyết định số 2262/QĐ-NHNN với trụ sở đặt tại địa chỉ 21 Láng Hạ, Quận Ba Đình,TP Hà Nội. Trải qua 5 năm hoạt động cùng sự thuận lợi của địa bàn làm việc, Chi nhánh đã khơng ngừng tạo được uy tín lớn đối với các nhà đầu tư, người gửi tiền, lợi nhuận hàng năm khơng ngừng tăng cao, số lượng

phịng giao dịch ngày càng phát triển, số lượng nhân sự tính đến ngày 01/03/2017 là 103 người với đội ngũ trẻ, năng động và có trình độ nghiệp vụ cao.

Thực hiện đổi mới theo định hướng của ngân hàng SHB, Chi nhánh Ba Đình đã tích cực đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh, cung cấp nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ đa dạng trong các lĩnh vực huy động vốn, thanh toán quốc tế, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ …, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, không ngừng phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để phục vụ các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong nước tại Thủ đơ Hà Nội.

3.1.2. Mơ hình tổ chức và chức năng hoạt động

BAN GIÁM ĐỐC PHỊNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHỊNG KẾ TỐN PHỊNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHỊNG NGÂN QUỸ PHỊNG THẨM ĐỊNH PHỊNG GIAO DỊCH PHỊNG MARKE TING PHỊNG KHÁCH HÀNG NHÂN PHỊNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỊNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG PHỊNG THANH TỐN QUỐC TẾ

Chức năng hoạt động của từng bộ phận:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình gồm 11 phịng nghiệp vụ và 6 phịng giao dịch trực thuộc với tổng số cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh là 103 người trong đó chức năng hoạt động của từng phịng ban cụ thể như sau:

Ban Giám đốc: Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc trong đó, Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng trong quá trình duyệt các hồ sơ vay vốn, các dự án đầu tư,...đồng thời chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chung của Chi nhánh. 1 Phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng và 1 Phó giám đốc phụ trách mảng huy động của Chi nhánh.

Phịng Kế tốn: Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán quản trị, kế tốn tổng hợp, lập báo cáo tài chính, kiểm sốt sau chứng từ, lưu trữ chứng từ kế tốn.

Phịng Thẩm định: Thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền

Phịng Khách hàng doanh nghiệp: Chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp thị và thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác cho khách hàng doanh nghiệp.

Phịng Khách hàng cá nhân: Tìm kiếm khách hàng mới, tiếp thị và mở rộng thị phần của Ngân hàng thơng qua các sản phẩm và dịch vụ tín dụng, tiền gửi và các dịch vụ khác Ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng cá nhân

Phịng hỗ trợ tín dụng: Thực hiện hạch tốn giải ngân, thu nợ vay, đăng ký tài sản đảm bảo, giải chấp tài sản và quản lý hồ sơ vay có liên quan.

Phịng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, giới thiệu và triển khai các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đang cung cấp đến cho khách hàng. Thực hiện các chỉ tiêu mảng huy động được giao.

Phịng Ngân quỹ: Thực hiện cơng tác quản lý tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng tại Chi nhánh. Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt đảm bảo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, chế độ quản lý kho quỹ.

Phịng hành chính quản trị: Thực hiện các cơng việc liên quan đến hành chính tổng hợp và quản lý nhân sự tại Chi nhánh. Xây dựng kế hoạch và lập đề án phát triển mạng lưới các phòng giao dịch cho đơn vị.

Phòng giao dịch: Hiện nay Chi nhánh có 6 phịng giao dịch trực thuộc. Phịng giao dịch là đơn vị hạch tốn độc lập và có con dấu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc chi nhánh. Phịng giao dịch khơng có bảng cân đối tài khoản riêng, mọi hoạt động, giao dịch của phòng giao dịch được bắt đầu và kết thúc trong ngày và được phản ánh đầy đủ về chi nhánh để hạch toán.

3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung cấp

Với phương châm ln mang lại những sản phẩm, dịch vụ tiện ích để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, Chi nhánh SHB Ba Đình đã khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có cũng như đóng góp các ý kiến để nghiên cứu và phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới. Theo đó Chi nhánh đang cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ đa dạng như sau:

Huy động vốn từ các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư: Các sản phẩm huy

động vốn của Chi nhánh SHB Ba Đình rất phong phú gồm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh tốn của cá nhân và doanh nghiệp. Dịng sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng gồm các sản phẩm tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm trả lãi trước, trả lãi hàng tháng với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau.

Hoạt động tín dụng – bảo lãnh: cung cấp cho khách hàng một dịng sản phẩm

tín dụng rất đa dạng và phong phú bao gồm Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ; Tài trợ, đồng tài trợ cho các dự án; Cho vay trả góp tiêu dùng, sinh hoạt gia đình; Cho vay mua ơ tơ trả góp; Cho vay trả góp mua, xây dựng và sửa chữa nhà; Cho vay du học; Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá; Cho vay thấu chi; Cho vay cán bộ cơng nhân viên dưới hình thức tín chấp. Dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành sản phẩm...

Thanh toán quốc tế: Với mạng lưới gần 420 Ngân hàng đại lý ở gần 70 nước

trên thế giới, Chi nhánh đã song hành cùng với Hội sở chính cung cấp nhanh chóng và an toàn cho các khách hàng những sản phẩm dịch vụ đa dạng theo tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Thư tín dụng xuất khẩu, Thư tín dụng nhập khẩu, Nhờ thu xuất – nhập khẩu, Chuyển tiền đi, Nhận tiền chuyển đến,...

Thẻ ngân hàng: Bên cạnh thẻ ghi nợ nội địa ( thẻ ATM ) và thẻ tín dụng quốc

tế Master Card, năm 2016, nhằm nâng cao hơn nữa dịch vụ tiện ích cho khách hàng, Ngân hàng SHB đã ký kết hợp đồng hợp tác thương hiệu độc quyền với CLB bóng đá FC Barcelona, chính thức cho ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu SHB-FCB MasterCard góp phần làm đa dạng các sản phẩm thẻ do Ngân hàng cung cấp đến cho khách hàng. Ngồi ra, nhờ việc kết hợp thành cơng với hệ thống Smartlink khách hàng có thể sử dụng thẻ ATM do Ngân hàng phát hành để rút tiền tại tất cả các cây ATM của Ngân hàng SHB và các Ngân hàng liên kết mà khơng mất phí. Đây được cho là ưu thế lớn giúp Chi nhánh cạnh tranh, phát triển doanh số thẻ ATM của đơn vị

Các dịch vụ khác: Ngồi các sản phẩm trên, Ngân hàng cịn cung cấp cho

khách hàng nhiều dịch vụ khác như Kinh doanh mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân quỹ, chi trả lương hộ cho doanh nghiệp, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, dịch vụ kiều hối, dịch vụ gửi giữ hộ vàng,...

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Ba Đình

3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào hoạt động huy động vốn. Tức là kết quả hoạt động sử dụng vốn và đầu tư phụ thuộc phần lớn vào hoạt động huy động vốn. Nhận thức được vai trò của nguồn vốn đối với nền kinh tế, mặc dù hoạt động trên địa bàn có số lượng lớn NHTM với sự cạnh tranh gay gắt cả về lãi suất tiền gửi cũng như công nghệ ngân hàng hiện đại nhưng với sự nỗ lực phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn cùng các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh ba đình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w