4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Kiến nghị với Ngânhàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh SHB Ba Đình trở nên khả thi cần thiết phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội theo các hướng đi cụ thể sau:
- Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn hệ thống phù hợp với thực tế từng Chi nhánh có chú trọng đến điều kiện môi trường của từng đơn vị.
- Tạo điều kiện để Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với quy mô, đặc điểm của Chi nhánh, hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án lớn…nhằm phát huy vai trò chủ động của Chi nhánh
- Kịp thời giải quyết các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh như phê duyệt mức cho vay vượt quyền phán quyết, phê duyệt lãi suất vay ưu đãi, giảm phí,…
- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt. Nâng cao lãi suất đối với tiền gửi trung và dài hạn, đồng thời hạ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn để đảm bảo nâng cao tỷ trọng vốn huy động trung dài hạn đồng thời hạ lãi suất huy động bình qn đối với tồn bộ vốn huy động. Tuy vậy, việc nâng cao lãi suất trung dài hạn phải nằm trong khung giá, phải có tính cạnh tranh, ngân hàng có thể dựa vào khung lãi suất kỳ phiếu, trái phiếu của các ngân hàng lớn để đưa ra mức lãi suất vừa hấp dẫn vừa mang tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, đi kèm với việc hạ lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn Ngân hàng phải tích cực triển khai thêm nhiều dịch vụ, tiện ích mới phục vụ cho tài khoản để tăng độ thỏa mãn của khách hàng nhằm giữ chân khách hàng, tránh cho Ngân hàng không bị thất thốt vốn do
chính sách thay đổi lãi suất. Ngoài ra, để thực hiện lãi suất linh hoạt cũng nên mở rộng các hình thức trả lãi. Bên cạnh việc áp dụng hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng tháng, Ngân hàng có thể áp dụng hình thức lãi suất luỹ tiến theo số lượng gửi tiền. Theo hướng này, khách hàng sẽ được áp dụng cơ chế lãi suất dựa trên nguyên tắc với cùng một kỳ hạn như nhau, số dư tiền gửi của khách hàng càng lớn thì mức lãi suất tương ứng khách hàng được hưởng càng cao. Điều
này sẽ khuyến khích khách hàng gửi tối đa nguồn lực tài chính có thể để được hưởng lãi suất cao.
- Bổ sung lao động đảm bảo đủ định biên để hồn thành cơng việc, hạn chế tình trạng thiếu người, làm việc quá tải cho người lao động. Tạo điều kiện cho cán bộ có thời gian học tập, trau dồi nâng cao trình độ chun mơn
- Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch rộng rãi, thuận tiện được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.
- Hỗ trợ công tác đào tạo kể cả trong và ngoài nước đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại để người lao động có cơ hội nâng cao trình độ chun mơn, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.
- Kịp thời đưa ra các văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, cách thức triển khai các sản phẩm dịch vụ trên tồn hệ thống để q trình triển khai được diễn ra nhanh chóng, chính xác hạn chế tối đa sai sót nhầm lẫn có thể phát sinh.
- Thường xuyên cử ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ Hội sở xuống kiểm tra, giúp Chi nhánh phát hiện sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp thời nhằm đưa hoạt động đi vào nề nếp, tránh làm ảnh hưởng đến doanh thu chung và uy tín của Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4
Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 1 và thực tế đã được phân tích ở chương 3, chương 4 đã đề xuất ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội, Chi nhánh Ba Đình.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh vốn gay gắt như hiện nay, hiệu quả hoạt động huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng với các Ngân hàng nói chung và với SHB, chi nhánh Ba Đình nói riêng. Để hoạt động huy động vốn trở nên có hiệu quả, Chi nhánh cần phân tích thực trạng hiện nay rồi từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực và có hiệu quả. Với đề tài “ Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Ba Đình”, luận văn đã hồn thành những nội dung sau:
Thứ nhất, làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động
vốn và hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Đây là những nội dung quan trọng tạo cơ sở cho phân tích ở phần tiếp theo của khố luận.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn SHB, chi
nhánh Ba Đình, nêu ra những ưu điểm và hạn chế của Ngân hàng trong hiệu quả huy động vốn để từ đó tìm các biện pháp khắc phục.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu luận văn đã đưa ra được
cơ sở thực tiễn, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Đồng thời cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội để tăng cường hiệu quả của hoạtđộng huy động vốn.
Hy vọng rằng với những giải pháp đã được đề cập đến trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Hà Nội, Chi nhánh Ba Đình, sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả các chiến lược huy động vốn mà Chi nhánh đang thực hiện, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng tốt hơn.
Vì đây là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và do còn nhiều hạn chế trong hiểu biết nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong nhận được những ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân hàng để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt.
1. Phan Thị Thu Hà, 2010. Quản trị Ngân hàng Thương mại. Nhà xuất bản giao thông vận tải.
2. Đường Thị Thanh Hải, 2014. Nâng cao hiệu quả huy động vốn, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Cơng nghiệp, Tạp chí Tài chính
3. Nguyễn Khánh Huyền, 2013. Hiệu quả của công tác huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2013. Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại. Nhà xuất bản Tài chính.
5. Mishkin ,2011. Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.
6.Nguyễn Văn Tiến, 2011. Ngân hàng thương mại.Hà Nội:Nhà xuất bản Thống kê
7.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín dụng số
47/2010/QH12
8.Thơng tư số 13, 2010. TT-NHNN, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn