Xác định ĐB BRCA1/2 ở người thân các bệnh nhân và lập

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tính đa hình thái đơn nucleotid (SNP) và đột biến một số gen trong ung thư buồng trứng (Trang 79 - 85)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ

3.1. Xác định đột biến gen BRCA1 và BRCA2 ở bệnh nhân UTBT

3.1.4. Xác định ĐB BRCA1/2 ở người thân các bệnh nhân và lập

Chúng tôi thu thập các mẫu máu và thông tin người nhà bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu. Các mẫu máu được tách chiết DNA và giải trình tự Sanger bằng các mồi thiết kế đặc hiệu để xác định các ĐB. 6 (35,3%) trong 17 người thân của 4 bệnh nhân được xét nghiệm có mang ĐB như ở bệnh nhân.

3.1.4.1. Đột biến BRCA1:c.1621C>T ở người thân bệnh nhân KBT2

Bệnh nhân KBT2 có ĐB BRCA1:c.1621C>T, có mẹ và 01 chị gái mắc UT vú. Những người thân của bệnh nhân KBT2 bao gồm con gái, 2 chị gái, 1 em gái và con gái của chị đã được thu thập mẫu máu để xác định ĐB.

Hình 3.9. Giải trình tự gen xác định ĐB c.1621C>T ở KBT2 và người thân

Nhận xét:

- Chị gái mắc UT vú (KBT2.2) và em gái (KBT2.3) bệnh nhân có mang ĐB. - Con gái bệnh nhân KBT2 (KBT2.5), chị gái không mắc UT vú (KBT2.1) và con gái người này (KBT2.4) không mang ĐB.

Sơ đồ 3.3 Phả hệ di tuyền ĐB BRCA1:c.1621C>T bệnh nhân KBT2.

Hình vng: Nam. Hình trịn: Nữ. Mũi tên: Bệnh nhân nghiên cứu. Màu nâu: UTBT. Màu xám: UT vú. CĐ UTV: Tuổi chẩn đoán UT vú. CĐ UTBT: Tuổi chẩn đốn UTBT. BRCA+: Mang ĐB. BRCA-: Khơng mang ĐB. KBT: mã bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (Phụ lục 5)

Nhận xét: ĐB BRCA1:c.1621C>T có cả ở người mắc UT vú (II-3), người

mắc UTBT (II-4) và người chưa mắc 2 loại UT này (II-6).

3.1.4.2. ĐB BRCA1:c.2760-2763delACAG ở người thân bệnh nhân KBT6

Bệnh nhân KBT6 có chị gái (đã mất) và em gái cũng mắc UTBT. Mẹ của bệnh nhân (KBT6.1) được thu thập mẫu máu để xác định ĐB này.

Hình 3.10. Giải trình tự gen xác định ĐB ở KBT6 và người thân

Sơ đồ 3.4. Phả hệ di tuyền ĐB BRCA1:c.2760-2763delACAG KBT6

Hình vng: Nam. Hình trịn: Nữ. Mũi tên: Bệnh nhân nghiên cứu. Gạch chéo: Đã mất. Màu nâu: UTBT. CĐ UTBT: Tuổi chẩn đoán UTBT. BRCA+: Mang ĐB. BRCA-: Không mang ĐB. KBT: mã bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (Phụ lục 5)

Nhận xét: ĐB này xuất hiện ở bệnh nhân UTBT (II-2) và người chưa mắc UT (I-2).

3.1.4.3. Đột biến BRCA1:c.4986A>T ở người thân bệnh nhân KBT4

Bệnh nhân KBT4 có tiền sử mắc UT vú và có 1 em gái mắc UTBT. Những người thân bao gồm em gái mắc UTBT (KBT4.1) và con gái (KBT4.7); em gái khác (KBT4.2) và con gái (KBT4.3); cháu gái (con của chị- KBT4.4) và 2 con gái của người này (KBT4.5, KBT4.6) được xét nghiệm tìm ĐB gen này.

Hình 3.11. Giải trình tự gen xác định ĐB c.4986A>T ở KBT4 và người thân

Nhận xét:

- Em gái bệnh nhân (KBT4.1) và con gái (KBT4.7) mang ĐB.

- Em gái khác (KBT4.2) và con gái (KBT4.3), con gái của chị gái (KBT4.4) và hai con gái người này (KBT4.5 và KBT4.6) không mang ĐB.

Sơ đồ 3.5. Phả hệ di tuyền ĐB BRCA1: c.4986+4A>T bệnh nhân KBT4.

Hình vng: Nam. Hình trịn: Nữ. Mũi tên: Bệnh nhân nghiên cứu. Màu nâu: UTBT. Màu xám: UT vú. CĐ UTV: Tuổi chẩn đoán UT vú. CĐ UTBT: Tuổi chẩn đoán UTBT. BRCA+: Mang ĐB. BRCA-: Không mang ĐB. KBT: mã bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (Phụ lục 5)

Nhận xét: ĐB có ở người mắc UTBT (II-5), người mắc cả UTBT và UT vú

(II-4), và người chưa mắc UT (III-4).

3.1.4.4. Đột biến BRCA1:c.4997dupA ở người thân bệnh nhân KBT7

Bệnh nhân KBT7 có 1 chị gái mắc UT vú. Những người thân được xét nghiệm tìm đột biến gen này bao gồm hai con gái (KBT7.3 và KBT7.4) và hai em gái (KBT7.1 và KBT7.2) của bệnh nhân.

Hình 3.12. Giải trình tự gen xác định ĐB ở KBT7 và người thân Nhận xét: 01 con gái bệnh nhân (KBT7.4) mang ĐB gen này trong khi 1 con Nhận xét: 01 con gái bệnh nhân (KBT7.4) mang ĐB gen này trong khi 1 con gái khác (KBT7.3) và hai người em gái (KBT7.1 và KBT7.2) không mang ĐB.

Sơ đồ 3.6 Phả hệ di tuyền ĐB BRCA1:c.4997dupA bệnh nhân KBT7.

Hình vng: Nam. Hình trịn: Nữ. Mũi tên: Bệnh nhân nghiên cứu. Màu nâu: UTBT. Màu xám: UT vú. CĐ UTV: Tuổi chẩn đoán UT vú. CĐ UTBT: Tuổi

chẩn đốn UTBT. BRCA+: Mang ĐB. BRCA-: Khơng mang ĐB. KBT: mã bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (Phụ lục 5)

Nhận xét:

- ĐB xuất hiện ở bệnh nhân UTBT (II-2) và người chưa mắc UT (III-2).

- ĐB ở bệnh nhân KBT7 trong trạng thái dị hợp nên 1 con gái mang đột biến và 1 con gái khác không mang đột biến này

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) nghiên cứu tính đa hình thái đơn nucleotid (SNP) và đột biến một số gen trong ung thư buồng trứng (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)