Bảng 1 .1 Phân loại giai đoạn theo TNM và FIGO
Bảng 1.4 Nguy cơ mắc UT ở những người mang đột biến gen BRCA1/2
Vị trí UT
Nguy cơ mắc UT
Cộng đồng Đột biến BRCA1 Đột biến BRCA2
UT vú 12% 46%-87% 38%-84%
UT vú bên còn lại 2% trong 5 năm 21,1% trong 10 năm 10,8% trong 10 năm
UTBT 1%-2% 37%-63% 16,5%-27%
UT vú ở nam 0,1% 1,2% Đến 8,9%
UT tuyến tiền liệt 6% đến 69 tuổi 8,6% đến 65 tuổi 15% đến 65 tuổi
UT tụy 0,5% 1%-3% 2%-7%
UT vú là bệnh ác tính phổ biến nhất ở những người mang ĐB dòng mầm
gen BRCA1 và BRCA2 với nguy cơ trọn đời đến 87%. Nguy cơ UT vú đến 70 tuổi của các ĐB BRCA1 lần đầu được nghiên cứu trên 33 gia đình là 87%66. Đối với BRCA2, nguy cơ ước tính đến 70 tuổi là 84%67. Các nghiên cứu sau đó đều ước tính được nguy cơ thấp hơn. Nghiên cứu trên 676 gia đình người Do thái Ashkenazi và 1272 gia đình các dân tộc khác, Chen (2006) ước tính được nguy cơ tích lũy UT vú ở phụ nữ mang ĐB BRCA1 là 46%68. Satagopan (2001) báo cáo nguy cơ UT vú đến 80 tuổi ở phụ nữ Do thái Ashkenazi mang ĐB BRCA1 đến 59% và trong ĐB BRCA2 là 38%69.
UT vú bên còn lại ở những phụ nữ điều trị bảo tồn có tỉ lệ khá cao.
Nguy cơ giảm ở những phụ nữ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng dự phòng. Một nghiên cứu thuần tập báo cáo về nguy cơ UT vú sau 10 năm ở những người mang ĐB BRCA1 là 21,1% và BRCA2 là 10,8%.70
UTBT. Nguy cơ mắc UTBT của người mang ĐB BRCA1 đến 70 tuổi là
63%, BRCA2 là 27% lần đầu được ước tính trong các nghiên cứu của Easton (1995)71 và Ford (1998).67 Các nghiên cứu sau đó cho thấy nguy cơ thấp hơn. Chen (2006) ước tính nguy cơ UTBT đến tuổi 70 ở người mang ĐB BRCA1 là 39%68. Satagopan (2002) trong nghiên cứu của mình chỉ ra nguy cơ UTBT ở tuổi 70 đối với ĐB BRCA1 là 37% và BRCA2 là 21%.69 Mavaddat (2013) ước tính nguy cơ tích lũy trung bình đến 70 tuổi với người mang ĐB BRCA1 là 59%, ĐB BRCA2 là 16,5%.72
UT vú ở nam. Nguy cơ tích lũy ở tuổi 70 ước tính của UT vú ở nam giới
mang ĐB BRCA1 là 1,2% và BRCA2 là 6,8%73. Trong nghiên cứu lớn nhất về các gia đình có BRCA2 cho đến nay, phân tích hồi cứu và tiến cứu 321 gia
đình, ba trường hợp UT vú xảy ra ở những người thân cấp độ một là nam giới, cho thấy nguy cơ này là 8,9%74.
UT tuyến tiền liệt. Trong các nghiên cứu các ĐB BRCA1/2 đa số tìm
thấy ở những bệnh nhân được chẩn đoán trước 65 tuổi. Người ta cho rằng các ĐB BRCA1 gây ra nguy cơ UT tuyến tiền liệt khoảng 8,6% ở tuổi 6575, trong khi các ĐB BRCA2 mang nguy cơ đến 15%.76
UT tuyến tụy. Trong nghiên cứu cắt ngang của Hiệp hội Liên kết UT vú
(1999) và Thompson (2002) báo cáo sự gia tăng nguy cơ UT tuyến tụy ở người mang ĐB BRCA1 (RR = 2,26, CI95%= 1,26-4,06, P = 0,004) và ở
những người có ĐB BRCA2 (RR = 3,51, CI95% = 1,87-6,58, P = 0,0012).18,77
U hắc tố. Mặc dù ít được nghiên cứu kỹ hơn, các tài liệu cho thấy nguy
cơ UT hắc tố, cả da và mắt, có thể tăng lên ở một số nhưng không phải tất cả các gia đình có ĐB gây bệnh gen BRCA2.77
Các bệnh UT khác. UT thân tử cung và cổ tử cung ở phụ nữ dưới 65
tuổi mang ĐB BRCA1 có nguy cơ tương đối (RR) là 2,6 và 3,718. Nguy cơ tương đối (RR) UT túi mật và UT ống mật gia tăng lần lượt là 3,5 và 5,0 ở người mang ĐB BRCA1/278. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trên, các chẩn đoán chưa được đồng thuận theo bệnh học, nên tăng nguy cơ UT cổ tử cung và tử cung cũng như UT túi mật và ống mật tăng có thể do phân loại sai UTBT và UT tuyến tụy. Các dữ liệu cho thấy UT nội mạc tử cung có thể liên quan đến tamoxifen trong điều trị UT vú hơn là do ĐB BRCA1/2.79 Các báo cáo ban đầu về tăng nguy cơ UT đại trực tràng không lặp lại.
Hiện tại, không có khối u lành tính hoặc bất thường thể chất nào được cho là có liên quan đến các biến thể gây bệnh ở BRCA1 hoặc BRCA2.
1.2.5.2. Nguy cơ mắc ung thư phụ thuộc đặc điểm đột biến
a. Vị trí đột biến
Nguy cơ mắc UTBT và UT vú cịn phụ thuộc vào vị trí của các ĐB. Một vùng cụm UTBT (ovarian cancer cluster region–OCCR) – là vùng tập trung các ĐB mà ở đó nguy cơ UTBT tăng cao hơn, và nguy cơ UT vú giảm thấp
xuống hơn các vùng khác. Điều này được xác định bằng tỉ số hazard ratio UT vú/hazard ratio UTBT (Ratio of Hazard ratio -RHR). Khi RHRUT vú/UTBT <1,0 được xác định cho vùng cụm UTBT và ngược lại khi RHRUT vú/UTBT >1,0 thì vùng đó là vùng cụm UT vú (breast cancer cluster region – BCCR). Gayther và Thompson báo cáo về nguy cơ UTBT cao hơn và nguy cơ UT vú thấp hơn ở exon 11 cả BRCA1 và BRCA2 so với những vùng khác. Giả thiết là các ĐB cắt ngắn protein BRCA1/2 ở exon 11 gây ra phân rã mRNA vô nghĩa gián tiếp (nonsense-mediated mesenger RNA decay – NMD) có kích thước lớn hơn những ĐB cắt ngắn ở những exon nhỏ hơn.
Hình 1.5. Tỉ số Hazard ratio của UT vú và UTBT theo vị trí ĐB trên BRCA1.
Nghiên cứu gộp 55 trung tâm từ 33 quốc gia với hơn 30 000 người mang ĐB BRCA1/2, tìm thấy trên gen BRCA1 01 vùng cụm UTBT (OCCR:
c.505; BCCR2: c.4328 – c.4945; BRCC23: c.4926-c.5169 & c5261- c5563),
còn trên BRCA2 có 3 vùng cụm UTBT (OCCR1: c.3249-c.5681; OCCR2:
c.6645-c.7471; OCCR gốc từ các báo cáo trước c.2831-c.6401) và 3 vùng
cụm UT vú (BCCR1:c.1–c.596; BCCR1’:c.772-c.1806; BCCR2:c.7394-
c.8904) (Hình 1.5 và Hình 1.6).80
Hình 1.6. Tỉ số Hazard ratio của UT vú và UTBT theo vị trí ĐB trên BRCA2.
b. Dạng đột biến
Ngồi ra, Rebbeck cịn tìm ra mối liên quan giữa nguy cơ gây UTBT với các dạng ĐB. Trong Bảng 1.5 ở cả BRCA1 và BRCA2, so sánh với những ĐB vô nghĩa ở exon 11, thì các nhóm ĐB cịn lại đều có nguy cơ UT vú cao hơn (HR>1,0) và nguy cơ UTBT (HR<1,0) thấp hơn.80