Phƣơng pháp phân tích so sánh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp phân tích so sánh:

Đây là phƣơng pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu đƣợc thu thập dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của vấn đề theo thời gian. So sánh thuận lợi cũng nhƣ khó khăn của cơng tác quản lý quỹ NSNN. Từ việc so sánh, phân tích này rút ra nguyên nhân ảnh hƣởng đến vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi NSNN qua KBNN.

Khi sử dụng phƣơng pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề sau đây:

+ Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh đƣợc phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính tốn, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng.

+ Gốc so sánh :

Gốc so sánh đƣợc lựa chọn có thể là gốc về khơng gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích. Về khơng gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực

khác... Cần lƣu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà khơng ảnh hƣởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh đƣợc lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trƣớc, năm trƣớc) hay kế hoạch, dự toán.

So sánh tuyệt đối : Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Mức giá trị tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ .

So sánh tƣơng đối : Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

So sánh con số bình quân : Số bình quân là số biểu hiện mức độ về mặt lƣợng của các đơn vị. So sánh số bình quân sẽ đánh giá đƣợc tình hình chung, sự biến động về số lƣợng, chất lƣợng trong hoạt động của đơn vị.

Cụ thể, tác giả đã so sánh các chỉ tiêu giữa các năm với nhau, năm trƣớc so với năm sau, để xác định đƣợc xu hƣớng tình hình thực hiện ngân sách tốt lên hay xấu đi. Từ đó có biện pháp khắc phục cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi NSNN.

Tác giả cũng đã sử dụng phƣơng pháp này để so sánh chỉ tiêu của KBNN Vũng Liêm với các kho bạc lân cận để thấy đƣợc chất lƣợng tình hình bám sát kế hoạch thực hiện ngân sách để từ đó có cái nhìn tổng thể đánh giá chất lƣợng kiểm soát chi NSNN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 39)

w