CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
Để đạt đƣợc mục tiêu nâng cao hiệu quả SXKD nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, thì bên cạnh nỗ lực của CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam, cần có sự hỗ trợ của các bên có liên, quan đặc biệt là các bộ ban ngành của Chính phủ thơng qua các chính sách. Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đối với Nhà nƣớc: những quyết sách của Nhà nƣớc ln có tác
động trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. DABACO là một doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hóa (9,6% cổ phần thuộc sở hữu nhà nƣớc) có vốn đầu tƣ của nƣớc ngồi (chiếm 38,22%) và, hoạt động SXKD trên lãnh thổ Việt Nam. Từ khi chuyển đổi hoạt động sang hình thức CTCP, cơng ty khơng cịn đƣợc hƣởng những ƣu đãi từ phía nhà nƣớc nữa, trong khi cơng ty vẫn còn thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho nhƣ giải quyết công ăn việc làm cho những lao động phổ thơng. Bên cạnh đó, các cơ quan cơng quyền thƣờng gây phiền hà sách nhiễu cho doanh nghiệp. Do vậy, theo tác giả, Nhà nƣớc cần có những cơng cụ hỗ trợ cụ thể hơn nữa đối với những CTCP thông qua các mặt nhƣ: Mặt bằng kinh doanh, có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, tránh gian lận trong kinh doanh, hỗ trợ tài chính để giải quyết cơng ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo điều kiện kinh doanh thơng thống hơn…
Nhà nƣớc cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các hệ số tín nhiệm, các tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp cổ phần một cách cụ thể hơn để có căn cứ xây dựng doanh nghiệp vững vàng hơn trong điều kiện kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay.
Thứ hai, hoàn thiện đồng bộ và thống nhất hệ thống pháp luật: các chính sách
pháp luật, các chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc cần đƣợc xây dựng theo chiến lƣợc ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thơng thống cho doanh nghiệp hoạt động. Khi Đảng và Nhà nƣớc ban hành Nghị quyết, Nghị định… thì các bộ ban ngành phải nhanh chóng hƣớng dẫn, triển khai bằng các thơng tƣ, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, nếu quá thời gian cần kiến nghị giao lãnh đạo các địa phƣơng hƣớng dẫn thực hiện để chủ trƣơng, chính sách sớm đi vào thực tế.
Bên cạnh đó, nhà nƣớc cần xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật, tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản khơng cịn phù hợp, cập nhật các điều ƣớc quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý chuẩn mực, đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung và DABACO nói riêng có cơ hội phát triển vững mạnh.
Đối với các chính sách pháp luật về xuất nhập khẩu, đặc biệt là các quy định về mặt hàng cấm nhập, các mặt hàng cho phép nhập để sản xuất TĂCN với điều kiện quy định của cơ quan hữu quan cần cụ thể và rõ ràng. Nhà nƣớc cần có quy định chi tiết về thi hành luật thƣơng mại về việc mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia cơng q cảnh hàng hóa với nƣớc ngồi quy định điều kiện và tiêu chuẩn hƣớng dẫn thực hiện cụ thể hóa danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu…
Thứ ba, hồn thiện cơ chế quản lý và sử dụng tài sản: hoàn thiện hệ thống
văn bản pháp quy, ban hành các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động SXKD trong ngành TĂCN và các ngành DABACO tiến hành SXKD.
Thứ tư, ổn định kinh tế và kiểm sốt lạm phát: Nhà nƣớc cần có chính sách
tiền tệ hợp lý nhằm kiểm sốt lạm phát, ổn định nền kinh tế, tạo cho các doanh nghiệp có đƣợc mơi trƣờng kinh doanh tốt, cạnh tranh lành mạnh để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng tài sản doanh nghiệp.
Khi lạm phát đƣợc kiểm soát, tỷ giá hối đoái đƣợc ổn định, nền kinh tế tăng trƣởng thì các chi phí của Cơng ty nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân cơng, chi phí đầu tƣ xây dựng, chi phí mua sắm TSCĐ… cũng sẽ ổn định theo. Từ đó, giúp cơng ty giảm đƣợc chi phí, tăng lợi nhuận và đạt đƣợc các mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Bên cạnh đó, một chính sách tiền tệ hợp lý cịn giúp cho lãi suất tín dụng đƣợc ổn định, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tƣ mở rộng SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển. Để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, Chính phủ cần chỉ đạo các NHTM trong nƣớc nghiên cứu cơ chế vay vốn linh hoạt, thủ tục đơn giản, dễ dàng cho các doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận nguồn vốn để đầu tƣ,
sử dụng các dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc hiện đại đem lại hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí.
Thứ năm, phát triển đồng bộ các yếu tố thị trƣờng, đẩy nhanh quá trình phát
triển thị trƣờng dịch vụ tài chính, thị trƣờng lao động, thị trƣờng BĐS là môi trƣờng trực tiếp giúp CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, cần phải có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ trong việc phát triển đồng đều các ngành nghề, đặc biệt là ngành chăn ni. Chính phủ cần có chính sách tổ chức lại sản xuất ngành chăn ni theo hƣớng chăn nuôi trang trại, công nghiệp gắn với giết mổ chế biến tập trung công nghiệp; từng bƣớc đƣa chăn nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất thực phẩm đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu ơ nhiễm môi trƣờng; đáp ứng đủ nhu câù một số loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nƣớc và chuẩn bị điều kiện để xuất khẩu các sản phẩm chăn ni.
Thứ sáu, Chính phủ cần có những chính sách cải cách hành chính hƣớng tới
mục tiêu phục vụ doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi và hƣớng dẫn các doanh nghiệp nói chung và các Tập đồn đa ngành nói riêng về cách tiếp cận và sử dụng các nguồn lực, các cơ hội mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế.
Thứ bẩy, bình ổn và phát triển thị trƣờng chứng khốn: Thị trƣờng chứng
khoán là bộ phận rất quan trọng của thị trƣờng tài chính và là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Thị trƣờng chứng khoán bao gồm 2 bộ phận, đó là thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp, hai bộ phận này có mối quan hệ nội tại với nhau. Thị trƣờng sơ cấp phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn hiệu quả thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Thị trƣờng thứ cấp tạo tính thanh khoản cho các chứng khốn đang lƣu hành thơng qua việc mua đi bán lại các chứng khoán. Thị trƣờng thứ cấp hoạt động sôi động sẽ thúc đẩy việc phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trƣờng sơ cấp.
Trong thời gian qua, thị trƣờng chứng khốn Việt Nam đã có sự phát triển nhất định. Số lƣợng chứng khốn đƣợc niêm yết và giao dịch tăng mạnh. Số lƣợng các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng cũng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, ở đó vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro kinh doanh, rủi ro kinh tế… nên chƣa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, các cơng ty chứng khốn chƣa làm đúng vai trị là các nhà tạo lập thị trƣờng, các nhà đầu tƣ phần lớn là nhà đầu tƣ cá nhân chƣa chuyên nghiệp, hành vi đầu tƣ thƣờng mang tính bầy đàn, ngắn hạn gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy của thị trƣờng.
Ngồi ra, thị trƣờng chứng khốn Việt Nam hiện nay còn thiếu nền tảng để phát triển nhƣ hệ thống pháp lý, các chuẩn mực công bố thơng tin kế tốn, hệ thống thanh toán… nên cần đƣợc cải thiện trong thời gian tới.
Do vậy, để thị trƣờng chứng khoán trở thành kênh huy động vốn thực sự hữu hiệu cho các doanh nghiệp nói chung và CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam nói riêng, Nhà nƣớc cần có các biện pháp tăng cƣờng minh bạch hóa thơng tin, hồn thiện vấn đề quản trị điều hành, hệ thống luật pháp, cải thiện các điều kiện giao dịch cũng nhƣ nâng cao tƣ tƣởng và trình độ của các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cƣờng vốn để mở rộng quy mơ SXKD, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Kết luận chƣơng 4:
Qua những vấn đề đã phân tích ở những chƣơng trƣớc, trong chƣơng 4 tác giả đã đƣa ra định hƣớng phát triển của ngành chăn ni Việt Nam nói chung và của CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam nói riêng. Qua đó, tác giả nghiên cứu và đƣa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam, bao gồm những giải pháp nâng cao hiệu quả tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và một số giải pháp chung khác. Để thực hiện đƣợc những giải pháp đó, tác giả nêu lên một số kiến nghị đối với Nhà nƣớc và các đơn vị có liên quan. Đó là một số góp ý của tác giả đối với CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam nhằm hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp cả trong nhận thức lý luận, phƣơng pháp luận và thực tiễn. Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong các doanh nghiệp nói chung, CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam nói riêng cịn rất hạn chế. Từ đó, làm cho ngƣời quản lý và điều hành doanh nghiệp chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp tổng thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập nhƣ hiện nay. Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để nâng cao cơ sở khoa học của việc quản lý, sử dụng tài sản trong doanh nghiêp nói chung và CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam nói riêng đang là vấn đề hết sức bức thiết.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng nhƣ hiện nay, CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, từng bƣớc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản. Tuy nhiên những kết quả đó cịn chƣa tƣơng xứng với khả năng và tiềm lực của công ty và vẫn còn những hạn chế nhất định. Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Giáo viên hƣớng dẫn, đề tài “Nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản tại CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam” đã hoàn thành. Những
nội dung cơ bản đƣợc đề cập trong đề tài bao gồm:
Tổng quan về cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp;
Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2015, tính tốn và làm rõ các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc sử dụng tài sản kém hiệu quả;
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam.
Tác giả hy vọng những đóng góp của luận văn phần nào giúp CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả, mang lại kết quả hoạt động SXKD tốt hơn, công ty ngày càng phát triển vững mạnh trên thị trƣờng.
Với vốn kiến thức, thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận đƣợc sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cơ giáo, cán bộ trong công ty và các nhà khoa học để luận văn đƣợc hồn thiện hơn và thực sự có ý nghĩa trên cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Thống kê.
2. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh
doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án. Hà Nội:
NXB Thống kê.
3. Bộ tài chính, 2005. Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 22 chuẩn mực
kế tốn. Hà Nội: NXB Tài chính.
4. CTCP Tập đồn DABACO Việt Nam, 2012 – 2015. Báo cáo tài chính các năm.
5. Higgins, 2008. Phân tích quản trị tài chính (Nguyễn Tấn Bình dịch). TP. Hồ Chí Minh: NXB ĐHQG.
6. Nguyễn Thị Thanh Dung, 2008. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP
Hàng hải Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Nguyễn Minh Đức, 2011. Đau đầu bài toán sử dụng vốn hiệu quả. Diễn đàn
Kinh tế Việt Nam.
8. Đào Thị Thu Huyền, 2012. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty
TNHH gốm sứ Bát Tràng. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
9. Ngô Thị Thanh Huyền, 2009. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Kính
VIGRACERA Đáp Cầu. Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế – Đại học
Quốc gia Hà Nội.
10. Lƣu Thị Hƣơng, 2004. Thẩm định tài chính dự án. Hà Nội: NXB Tài chính.
11. Josette Peyrard, 2005. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp.
12. Trần Đăng Khâm, 2007. Thị trường chứng khốn – Phân tích cơ bản. Hà Nơi: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Thống Kê.
14. Nguyễn Năng Phúc, 2007. Phân tích kinh doanh. Hà Nội: NXB Tài chính.
15. Lê Thị Huyền Trang, 2006. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại CTCP Xuất nhập khẩu Than – VINACOMIN. Luận văn Thạc sỹ, Học viện
Tài chính.
16. Phạm Quang Trung, 2011. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
17. Trƣờng đại học thƣơng mại, 2010. Giáo trình Phân tích kinh tế doanh nghiệp
thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.
18. Bùi Văn Vấn và Vũ Văn Ninh, 2013. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính.
CÁC WEBSITE 19. http://cafef.vn 20. http://sbv.gov.vn 21. http://tapchitaichinh.vn/ 22. http://www.cophieu68.vn/ 23. http://www.dabaco.com.vn/ 24. http://www.fpts.com.vn 25. http://www.stockbiz.vn/ 26. http://vbpq.mof.gov.vn/ 27. http://vfpress.vn/ 28. http://vneconomy.com.vn
PHỤ LỤC