VII VI IV III
59. h−ớng chuyển động của giai điệu và tầm cữ của nó – các âm l−ớt và âm thêu
l−ớt và âm thêu
Trong khi phát triển, chuyển động của giai điệu có những hình thái khác nhau. Đ−ờng nét của chuyển động giai điệu đ−ợc hình thành từ những h−ớng chuyển động khác nhau. Các h−ớng cơ bản là:
a) Chuyển động đi lên
b) Chuyển động đi xuống
c) Chuyển động hình làn sóng gồm những nét lên xuống luân phiên kế tiếp nhau.
d) Chuyển động ngang, trên một âm nhắc đi nhắc lại
ở đây cần chỉ ra rằng h−ớng chuyển động đầu tiên có thể đi liền bậc, có thể nhảy quãng
hoặc phối hợp cả hai kiểu.
Chuyển động làn sóng có thể diễn ra trong phạm vi một tầm cữ không lớn, hoặc đi lên dần hoặc xuống dần. Trong tr−ờng hợp này tuyến giai điệu có hình thức của một mơ-típ lặp lại nhiều lần ở các bậc khác nhau của gam - âm hình giai điệu nh− vậy gọi là mô tiến.
Điểm cao nhất hay là ngọn của giai điệu gọi là điểm cao trào khi nó trùng hợp với sự căng thẳng năng động lớn nhất.
a) Chuyển động ngang :
b) Chuyển động đi lên - từng bậc, chuyển động đi xuống - hỗn hợp, hình làn sóng :
c) Chuyển động nhảy quãng :
Khoảng cách giữa âm thanh thấp nhất và cao nhất của giai điệu gọi là tầm cữ của chuyển động giai điệu.
Trong ch−ơng bảy có nói rằng trong âm nhạc ta th−ờng gặp hình thức chuyển động của giai điệu dựa vào các âm của hợp âm. Trong chuyển động từng bậc, những âm ngoài hợp âm bổ sung vào những khoảng cách giữa các âm thanh của hợp âm, các âm đó gọi là âm l−ớt. Âm l−ớt có thể là âm đi-a-tơ-ních và crơ-ma-tích.
Thí dụ :
Dân ca U-cren
Âm thanh ngoài hợp âm xuất hiện sau âm trong hợp âm cao hơn hoặc thấp hơn nó một quãng hai, rồi lại trở lại âm trong hợp âm, đ−ợc gọi là âm thêu.
Các âm thêu có thể là đi-a-tơ-ních và crơ-ma-tích nghĩa là âm của bậc đi-a-tơ-ních kề bên hoặc âm của bậc crơ-ma-tíc kề bên.
Thí dụ :
60. sự phân chia giai điệu thành từng phần (khái niệm chung về cú pháp trong âm nhạc) - kết cấu, sự ngắt - đoạn nhạc, câu nhạc, sự