Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DU LỊCH TẠI ĐỊA

2.2.4 Chất lượng hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch

Những năm gần đây, cơ sở vật chất, môi trường cảnh quan ở Côn Đảo cũng được đầu tư xây dựng. Cùng với đó, hệ thống cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện vận chuyển được quan tâm đầu tư phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động du lịch trên địa bàn. Nhiều khu vui chơi giải trí du lịch chất lượng cao đã và đang hình thành, các phương tiện vận chuyển phục vụ du lịch khá đa dạng

ở cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng các chỉ tiêu phát triển du lịch.

Côn Đảo đã thu hút được nhiều dự án lớn như: Dự án du lịch trong Vườn quốc gia Côn Đảo do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Côn Đảo Shangri-la Surfing Resort đầu tư, có vốn đăng ký 1 triệu USD; Khu du lịch Poulo Condor tại Bãi Vông - Cỏ Ống với vốn đăng ký 292,6 tỷ đồng... Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn huyện Cơn Đảo đã có nhiều khu du lịch được đầu tư quy mô: Khu du lịch Việt - Nga, Khu du lịch Côn Đảo Resort, Khu du lịch Cơn Đảo Residences, Khách sạn Sài Gịn - Côn Đảo; Khu du lịch Resort Six Senese...

Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo gồm trung tâm Thị trấn Côn Sơn, khu phố Pháp tại thị trấn Cơn Sơn, khu vực lịch sử - văn hố - tâm linh, cảng biển Bến Đầm, dải bờ biển hoang sơ, dải bờ biển cảnh quan, vùng núi Côn Đảo và hệ thống các đảo nhỏ. Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn đi các điểm tham quan: mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Ông Đụng - bãi Ông Câu - núi Thánh Giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm. Khai thác các tuyến du lịch đi bộ, đi xe đạp trên hịn Bảy Cạnh. Hình thành các tuyến du lịch liên vùng, kết nối Côn Đảo với các thành phố khác. Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Xác định nhiệm vụ trọng tâm của Côn Đảo là phát triển du lịch, lấy du lịch làm “trục xoay” để phát triển các ngành kinh tế khác, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn xây dựng cơng trình đường trục phía Bắc trung tâm huyện; nâng cấp sân bay Cỏ Ống; phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại; tăng số chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cơn Đảo. Bên cạnh đó, trên cơ sở chính sách ưu đãi do Chính phủ phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên kêu gọi dịng vốn trong và ngoài

nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tại Côn Đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)