ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 62)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.1 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

3.1.1 Nhng yếu t khẳng định v thế, chất lượng và hiu qu kinh tế và đem

lại thương hiệu riêng cho du lịch Côn Đảo

Du lịch Côn Đảo được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển du lịch chất lượng cao của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả của thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và đặc biệt là của ngành du lịch trên địa bàn huyện Côn Đảo trong những năm gần đây cho thấy tiềm năng và cơ sở để khẳng định thương hiệu du lịch địaphương Côn Đảo.

Những yếu tố khẳng định vị thế, chất lượng và hiệu quả kinh tế và đem lại thươnghiệu riêng cho du lịch Côn Đảo:

- Về cảnh quan thiên nhiên: Khu du lịch Quốc gia Côn Đảo, vườn Quốc gia Côn Đảo, Khu Ramsar Côn Đảo.

- Về khách sạn, nhà hàng: Các khách sạn, nhà hàng từ bình dân cho tớiđạt tiêu chuẩn 5* với hơn 1.000 buồng khách sạn đáp ứng được nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách

- Về giao thông kết nối: Kết nối với đất liền bằng tàu thủy, máy bay, ra các đảo nhỏ bằng ca nô, tàu cao tốc.

- Các điểm du lịch hấp dẫn: Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo, các điểm du lịch như Bãi Vông, Đầm Trầu, Đầm Tre, Bãi Dương, Hòn Cau, Hòn Tài, Hịn Bảy Cạnh, Ơng Câu, Ơng Đụng, Bãi Dài ...

- Quà lưuniệm:Ngọc Trai, mỹnghệ

- Về giải trí, dịch vụ: Các dịch vụ câu cá trên biển, lặn xem san hơ, xem rùa đẻ, tham quan các hịn đảo nhỏ ...

Phải xác định các mục tiêu và chiến lược thương hiệu du lịch địa phương cho 5 đến 10 năm tới và cụ thể hóa cho năm đầu tiên. Các mục tiêu cần được lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể như số lượng du khách, số ngày lưu trú bình quân, doanh

thu bình quân một du khách, ấn tượng thương hiệu... và cần tính tới việc đo lường, đánh giá các chỉ tiêu này như thế nào ngay từ khâu xác định mục tiêu.

Các phương án chiến lược về định vị và marketing-mix cũng cần được xây dựng. Thương hiệu địa phương có những giá trị hay thuộc tính nào? Địa phương muốn nổibậtvề thuộc tính hay giá trị nào? Tập trung vào tính thân thiện– nụcười, hiện đại – truyền thống, tính duyên dáng, hay trung tâm văn hóa – chính trị – kinh tế – mua sắm? Phong cách định vị nên hướng lý tính (lý trí) hay cảm tính (cảm xúc)? Bản đồ định vị thương hiệu địa phương trong sự so sánh với các địa phương khác và khu vực cần phải được vẽ ra và vị trí thương hiệu địa phương cần được xác định.

3.1.2 Sáng to, thiết kếthương hiệu và xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng thông điệp thương hiệu (brand messaging, slogan) cũng thực hiện theo những quy trình và phương pháp chuyên nghiệp cộng với sự am hiểu ngơn ngữ và văn hố địa phương cũng như quốc tế.

Cơ bản nhất của để nhận diện thương hiệu là cần logo và bộ quy chuẩn hướng dẫn sử dụng logo. Những quy chuẩn này quy định màu sắc, font chữ, bố cục logo trong các ứng dụng mỹ thuật. Các hạng mục thiết kế nhận diện thương hiệu cụ thể như:

Bộ nhận diện thương hiệu sáng tác Slogan: Đề xuất 10 Slogan phù hợp và định hướng phát triển của thương hiệu du lịch địa phương huyện Côn Đảo. Lựa chọn 1 phương án cuối cùng để quy chuẩn Slogan. Giải thích ý nghĩa và tinh thần của Slogan. Đề xuất font chữ và hướng dẫn sử dụng Slogan.

Hệ thống tài liệu văn phòng:Danh thiếp thiết kế theo bộ nhận diện, phong bì thư thiết kế theo bộ nhận diện, sổ công tác, chữ ký điện tử, chữ ký, thẻ nhân viên, thiếp chúc mừng. Hệ thống biển hiệu và quảng cáo truyền thông. Hệ thống xúc tiến thương mại: mũ, áo, túi quà tặng, bút, kỷ vật đặc trưng, chặn giấy, móc chìa khóa làm tặng phẩm cho khách hàng. Hệ thống sản phẩm, bán hàng: bao bì theo quy chuẩn bố cục nhãn mác trên hệ thống bao bì sản phẩm, hộp, thùng đựng sản phẩm có logo sản phẩm, poster quảng cáo, tờ rơi, tem sản phẩm.

Quá trình phát triển thương hiệu du lịch địa phương đòi hỏi những nghiên cứu, thảo luận và thống nhất tại địa phương. Việc xây dựng thương hiệu xuất phát từ tiềm năng du lịch các địa phương, định vị sản phẩm du lịch địa phương cho tới những hoạt động sáng tạo và phát triển nhằm tạo ra những sản phẩm khác biệt. Quá trình xây dựng cũng đòi hỏisự tham gia của các bên. Điều này không chỉ đảm bảo thương hiệu được xây dựng tốt nhất mà quan trọng hơn, thương hiệu được thông tin, diễn giải đầy đủ cho mục đích sử dụng của các cơ quan, doanh nghiệp và địa phương.

Các mục tiêu và phương án chiến lược cần phải được thẩm định và chốt lại xem nên theo phương án nào. Xác định các mục tiêu và chiến lược định vị, và chiến lược marketing-mix sẽ chọn cho thương hiệu du lịch địa phương. Ngân sách cho xây dựng thương hiệu cần được xác định cụ thể để triển khai thực hiện.

3.1.3 Pháp lý nhãn hiu và bo vthương hiệu

Tính pháp lý của nhãn hiệu phải được đăng ký và được công nhận bao gồm cả việc nghiên cứu về sở hữu trí tuệ, các công ước quốc tế liên quan và yếu tố chủ quyềnthương hiệu.

3.1.4 Khai thác, quản lý thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là việc làm tốn kém, vì vậy việc đầu tư thương hiệu một cách bài bản và sau đó là thu phí hay miễn phí làm việc làm hợp lý tuỳ theo đối tượng. Thương hiệu, hình ảnh thương hiệu có thể được đưa vào các sản phẩm du lịch, quảng bá hình ảnh thương hiệu địa phương.

Việc xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ chất lượng và giá trị của những sản phẩm hữu hình, dịch vụ của con người mang tên nó. Giá trị của sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ trong sự so sánh với giá của chúng. Do đó, cần phải xây dựng các chương trình sáng tạo và phân phối giá trị, cụ thể là xây dựng chiến lược và chương trình về giá trị, chất lượng của các sản phẩm hữu hình, dịch vụ và con người địa phương, các kênh phân phối sản phẩm du lịch trước khi làm truyền thơng.

Bên cạnh đó là chiến lược phát triển nguồn nhân lực quản trị thương hiệu, phát triển phân phối, nghiên cứu thịtrường, thiết kế sáng tạo, quản trị chấtlượng, quản trị tài chính…cũng cần nguồn nhân lực rất chuyên nghiệp. Chất lượng của thương hiệu gắn kết (hai chiều) với chất lượng sản phẩm và dịch vụ bên trong thương hiệu đó; hệ thống chất lượng của thương hiệu địa phương cần phải được nghiên cứu và phân cấp quản lý với những quy định chặt chẽ và khoa học.

3.1.5 Chiến lược hình nh và truyn thông qung bá

Tổ chức các hoạt động, sự kiện, lễ hội nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch, hình ảnh, thương hiệu địa phương ra thế giới.

Sau khi đã xác định giá trị cần cung cấp và có các chương trình đảm bảo được giá trị đó, địa phương sẽ xây dựng các chương trình truyền thơng thương hiệu hay xúc tiến quảng bá thương hiệu cụ thể theo từng giai đoạn. Cần có chiến lược dài hạn 3-5 năm tới và chương trình xúc tiến quảng bá cụ thể trong từng năm. Trong các chương trình xúc tiến năm, cần chỉ rõ lịch trình, thời điểm bắt đầu và kết thúc, sự kiện hay hạng mục công việc cần tổ chức, người phụ trách, người phối hợp và ngân sách cho từng hạng mục công việc.

3.2 MT S GII PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)