MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỊA

3.2.1 Gii pháp qun lý nhà nước thc hin quy hoch:

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đồ án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Vườn quốc gia Côn Đảo để làm cơ sở tổ chức thực hiện đảm bảo quy định của nhà nước; Phương án thu phí tham quan danh lam, thắng cảnh Vườn quốc gia Côn Đảo; Đề án chi trả dịch vụ môi trường và Phương án tự tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.

- Rà soát đề xuất giao quyền cho cơ quan hoặc đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm quản lý kiểm sốt, tham mưu giải quyết tồn bộ các hoạt động về đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng các dự án xây dựng tại Côn Đảo khơng phân biệt nguồn vốn nhằm mục đích giải quyết khó khăn về thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý đúng theo quy chế quản lý của các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt.

3.2.2 Đầu tư phát triển cơ sở h tng k thuật và cơ sở vt cht k thut phc v du lch

Xây dựng kế hoạch thực hiện theo danh mục dự án đầu tư phát triển khu du lịch Quốc gia Côn Đảo ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 18/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, được phân chia thành 04 nhóm (A, B, C, D) bao gồm: nhóm Dự án Quy hoạch; nhóm Dự án phát triển sản phẩm du lịch; nhóm Dự án phát triển kết cấu hạ tầng du lịch; nhóm Dự án hỗ trợ phát triển Du lịch.

3.2.3 Công tác đa dạng hóa sn phm du lch:

Du lịch Nhà - Vườn:

Phối hợp tiếp tục triển khai các Đề án, mơ hình thí điểm về nơng, lâm ngư nhiệp trên địa bàn. Trong đó, tập trung nghiên cứu, đưa vào ni trồng thử nghiệm các lồi cây trồng, hoa màu, các lồi thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp để phát triển mơ hình trồng rau trong nhà kính, trồng rau thủy canh, tiến tới thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP) kết hợp khai thác dạng sản phẩm Nhà – Vườn; chú trọng tạo điều kiện về vốn, đất đai để nhân dân, doanh nghiệp phát triển du lịch theo Đề án nhân dân tham gia đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Cơn Đảo.

Du lịch cảnh quan rừng, biển:

- Cơng tác quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái Côn Đảo cần dựa vào các thị trường và phân khúc khách mục tiêu quan tâm đến thiên nhiên, động vật hoang dã và các hoạt động du lịch biển tại Côn Đảo. Các phân khúc thị trường khách được điều chỉnh phù hợp với phát triển du lịch bền vững ở Côn Đảo và các hoạt động du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Côn Đảo. Việc tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch mục tiêu sẽ cho phép tổ chức hoạt động hiệu quả cả về phương diện quản lý, xúc tiến du lịch, thu hút khách và cung cấp cho du khách những trải nghiệm du lịch sinh thái đầy hấp dẫn và bền vững.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu Vườn quốc gia Cơn Đảo là Khu Ramsar có tầm quan trọng quốc tế; viết bài giới thiệu tiềm năng, các

hoạt động du lịch sinh thái ở vùng đất ngập nước trên các tạp chí hàng khơng, tạp chí du lịch; xây dựng đầy đủ hệ thống các bảng diễn giải thiên nhiên, bảng chỉ dẫn tham quan, bảng nội quy du lịch sinh thái đặt trên các tuyến, điểm du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Côn Đảo phục vụ du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Xây dựng, mở thêm các tuyến du lịch sinh thái Vườn quốc gia Côn Đảo như Ma Thiên Lãnh qua Sở Rẫy - núi Thánh Giá và bãi Ông Câu; đầu tư tuyến cáp treo Sở Rẫy theo Quy hoạch; đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch các tuyến du lịch đường rừng, trạm dừng chân, nhà nghỉ trong rừng và các dịch vụ kèm theo để đáp ứng nhu cầu du khách. Xây dựng các bến tàu khách tại đảo Côn Sơn và các đảo nhỏ theo các tuyến luồng thủy nội địa đã được quy hoạch.

Du lịch văn hố tâm linh:

- Có kế hoạch hợp lý triển khai đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các miễu, chùa, đền thờ các anh hùng Liệt sĩ về tín ngưỡng, tâm tinh; đầu tư nâng cấp Lễ hội Truyền thống Giỗ Bà Thứ phi Hồng Phi Yến Cơn Đảo lên tầm cỡ sự kiện quốc gia.

- Có quy chế quản lý hình thức phù hợp nhằm định hướng, giáo dục nhận thức và thống nhất hoạt động văn hóa tâm linh cho du khách khi hoạt động, tham quan Côn Đảo, bảo đảm cho hoạt động này được tổ chức thường xuyên phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống, học tập và chiến đấu, mãi xứng đáng là trường học chính trị đối với thế hệ trẻ hôm nay.

3.2.4 Công tác qung bá du lch, xúc tiến đầu tư:

- Khuyến khích các đơn vị du lịch lớn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của Khu du lịch quốc gia Côn Đảo bằng nhiều biện pháp như: nghiên cứu đề xuất các giải pháp ứng dụng qua các mạng xã hội bằng nhiều hình thức như tổ chức thi đưa tin, bài giới thiệu về Côn Đảo; chủ động nghiên cứu thị trường tiềm năng ở các địa phương lân cận ven biển Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng chương trình quảng bá, xúc tiến phù hợp với từng thị trường; nghiên cứu đề xuất xây dựng biểu tượng của du lịch Côn Đảo.

- Xây dựng chiến lược tiếp thị du lịch, kế hoạch hành động xúc tiến du lịch; thành lập các trung tâm giới thiệu thông tin khách du lịch các thành phố lớn; liên kết

với cơ quan truyền thơng tăng cường cơng tác quảng bá nước ngồi trên các kênh chính thống; kết nối giữa vùng, các địa phương, trung gian liên kết giữa các công ty lữ hành trong nước và quốc tế khảo sát giới thiệu điểm đến Cơn Đảo có tour giá cả ổn định thu hút khách du lịch.

3.2.5 Gii pháp phát trin ngun nhân lc:

Dự báo nguồn lao động phổ thông và nghiệp vụ bậc cao:

Tổng số dân độ tuổi lao động tính trong năm 2015 là 4.317 người trong độ tuổi lao động (trong đó trên Đại học: 19 người, Đại học: 535 người, Cao đẳng 482 người, Trung cấp: 632 người, sơ cấp 771 người). Hiện nay, Cơn Đảo có 41 doanh nghiệp với 892 lao động, ngành nghề hoạt động chủ yếu là: du lịch, xây dựng và kinh doanh hải sản (trong đó có 26 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch với 729 lao động). Dự kiến nhu cầu tuyển dụng lao động trong giai đoạn 2016-2020 khoản 1.000 lao động, chủ yếu là lao động phổ thông hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực (quản lý, spa, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, thu ngân, nhân viên lái xe,…).

Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường trong doanh nghiệp du lịch; đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động;

- Phối hợp với các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nơng dân, cựu chiến binh tại khu dân cư có điểm du lịch cùng tham gia quản lý, khai thác, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

- Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên làm việc trong ngành du lịch một cách đồng bộ từ cán bộ quản lý đến nhân viên trực tiếp về chuyên môn thông qua đào tạo tại chỗ, tổ chức các lớp học ngắn ngày, đưa chuyên gia du lịch tới giảng bài, hướng dẫn cách làm du lịch cho người dân bản địa; về chiến lược, nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành du lịch trong xu hướng vươn ra biển, hội nhập khu vực và quốc tế.

- Tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục phổ thông để định hướng cho học sinh phổ thông lựa chọn nghề, lựa chọn trường đào tạo theo dự báo nhu cầu mới; thay đổi nhận thức và hành vi của các tổ chức sử dụng nhân lực du lịch theo hướng tăng cường độc lập, tự chủ và hoạt động thích nghi với thị trường lao động, đẩy mạnh liên kết.

3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước v du lch:

- Tiếp tục cải cách hành chính theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý tương ứng với chức năng, nhiệm vụ; củng cố, nâng cao vai trò, hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch để xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án phối hợp giữa các ban ngành, nhằm định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trọng điểm.

- Triển khai kịp thời, đầy đủ các chiến lược, chính sách quy hoạch, kế hoạch của tỉnh để phát triển du lịch trên địa bàn huyện, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của huyện về quản lý, phát triển du lịch.

- Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong việc xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu. Ưu tiên tập trung cho các chương trình như: đầu tư hạ tầng du lịch; chương trình phát triển nguồn nhân lực; đề án phát triển du lịch biển; du lịch cộng đồng; chương trình ứng phó với thiên tai, khí hậu; quy hoạch tổng thể phát triển du lịch;…

- Đẩy mạnh đảm bảo cơng tác bình ổn giá, đặc biệt trong các dịp Lễ, tết: (tránh hiện tượng chặt chém, tạo hình ảnh thân thiện, an tồn); thanh tra, kiểm tra các loại hình kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch phát triển đúng pháp luật; xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm; phát huy vai trị và thực hiện tốt cơng tác phối hợp giữa các ngành chức năng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)