ÁP DỤNG MƠ HÌNH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 ÁP DỤNG MƠ HÌNH SWOT ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DU LỊCH ĐỊA

ĐỊA PHƯƠNG 2.4.1 Điểm mnh

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cơn Đảo sẽ trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại vào năm 2030.

Sản phẩm du lịch ở Cơn Đảo sẽ có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống gắn liền với phát huy các giá trị của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cơn Đảo.

Thế mạnh về tài nguyên rừng biển, nhiều thắng cảnh, bãi tắm đẹp và những di tích nổi tiếng, mỗi năm, Côn Đảo đã thu hút hàng chục nghìn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng…

2.4.2 Điểm yếu

Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng theo đánh giá, du lịch Côn Đảo hiện nay vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, nhiều khó khăn, hạn chế vẫn còn tồn tại như: phương tiện đi lại giữa đất liền và đảo chưa đáp ứng hết nhu cầu của người dân và du khách, nhất là vào mùa cao điểm; cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch chưa đồng bộ; loại hình du lịch vẫn còn đơn điệu, thiếu điểm nhấn, cơ bản vẫn dựa vào những lợi thế sẵn có; du lịch Cơn Đảo mới chỉ dừng ở việc tắm biển, thăm hệ thống nhà tù, đi chợ mua hải sản, thiếu các loại hình vui chơi giải trí để giữ chân du khách lưu lại lâu hơn trên đảo.

Vì thế, trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển của ngành du lịch, Côn Đảo cần hướng tới xây dựng những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng gắn với các loại hình vui chơi giải trí, đồng thời tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên tại chổ có kiến thức về văn hóa, lịch sử, cũng như có những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch. Cùng với đó cần tiếp tục quảng bá rộng rãi hơn nữa hình ảnh Cơn Đảo tới bạn bè trong nước và quốc tế, để Côn Đảo thực sự là một điểm đến hấp dẫn du khách; xứng đáng với những tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên và lịch sử đã ban tặng cho mảnh đất này.

Du lịch ở Côn Đảo hiện mới dừng ở khai thác các giá trị tự nhiên, gần như chưa đi vào chiều sâu các giá trị văn hóa để phục vụ du lịch; các di tích, lễ hội cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh, tham quan vãn cảnh của người dân. Ngoài một số khu di tích trọng điểm, các khu di tích cịn lại đều ít người biết đến, trừ các nhà khoa học, nghiên cứu văn hóa và người dân trên địa bàn. Nhiều năm qua, cũng có một số cơng ty du lịch tham gia tìm hiểu, khai thác tiềm năng du lịch ở Côn Đảo, như: Saigon Tourist, Côn Đảo Explorer, Fiditour… thế nhưng, các sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, thiếu điểm nhấn. Hiện nay, du lịch Côn Đảo mới dừng ở việc tắm biển, thăm hệ thống nhà tù, lặn biển, đi chợ mua đặc sản hoặc đạp xe quanh đảo. Vì thế, các sản phẩm du lịch ở Côn Đảo hiện chưa cạnh tranh được với du lịch của các đảo khác trong và ngoài nước.

Vì vậy, trong tương lai để Cơn Đảo phát triển thành trung tâm du lịch không những của tỉnh mà còn của cả nước và trong khu vực với những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn thu hút khách. Trước hết, ngành du lịch cần xây dựng những tour, tuyến du lịch hợp lý, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên tại chỗ có kiến thức về văn hóa, lịch sử; các doanh nghiệp du lịch cần phối hợp với địa phương tổ chức kinh doanh mơ hình này một cách bài bản giữa hành hương - du lịch - lưu trú và bán quà lưu niệm. Đồng thời, gắn kết phát triển với các địa phương khác trong tỉnh như: TP.Vũng Tàu, KDL Long Hải - Phước Hải, các tiềm năng du lịch quan trọng khác của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với TP.Hồ Chí Minh và tồn vùng Đơng Nam Bộ. Từ đó, du lịch của Cơn Đảo mới phát triển tương xứng với tiềm năng.

2.4.3 Điểm cơ hội

Quyết định số 870/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030" đã phê duyệt kèm theo danh mục các dự án đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo làm tiền đề cho việc xây dựng các sản phẩm, dịch vụ kèm theo phục vụ phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội Cơn Đảo. Bên cạnh đó, sự quan tâm của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng như các sở, ngành trong tỉnh cũng xem việc phát triển du lịch Côn Đảo là một trong những vấn đề trọng tâm để xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị, hạ tàng môi trường cho khu du lịch ; lồng ghép đầu tư phát triển du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực khác; xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

2.4.4 Đim thách thc

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của Côn Đảo là chuyện đi lại. Đến Cơn Đảo chỉ có đường hàng khơng và đường thủy.

Về đường không, tất cả các chuyến bay ra Côn Đảo đều bắt đầu từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), mỗi ngày có 6 chuyến bay nhưng máy bay nhỏ, chỉ đủ 60 khách/chuyến, vì thế việc mua vé rất khó khăn, giá vé cao (bình quân 1,7 triệu đồng/lượt).

Về đường thủy, hiện nay có các tuyến Vũng Tàu – Cơn Đảo, Sóc Trăng – Côn Đảo, trong thời gian tới sẽ mở thêm các tuyến như TP Hồ Chí Minh – Cơn Đảo, Cần Thơ – Côn Đảo, tuy nhiên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết (đặc biệt là mùa gió chướng từ tháng 10 đến tháng 2) nên hành trình đi Cơn Đảo thường bị gián đoạn.

Điện, nước cũng là nỗi lo của huyện Côn Đảo. Vào mùa khơ, Cơn Đảo ln ở trong tình cảnh thiếu nước ngọt. Nếu lượng khách tăng lên trong những năm tới, thì nguy cơ thiếu nước sẽ trầm trọng. Về việc cấp điện, nguồn điện chủ yếu của Côn Đảo là từ hệ thống máy phát điện diesel với tổng công suất thiết kế 7.190kW, công suất khả dụng 4.540kW. Ngồi ra, cịn có nguồn điện năng lượng mặt trời, thuộc

cụm nhà máy An Hội, công suất lắp đặt 36kW. Do hạn chế về nguồn cung cấp, những năm qua, lượng điện ở Côn Đảo không đủ cho sinh hoạt và sản xuất.

Côn Đảo cịn thiếu lao động du lịch, tồn huyện đảo có 39 khách sạn nhà nghỉ nhưng chỉ có 600 lao động. Với lượng khách lên đến khoảng 110 ngàn lượt khách như hiện nay, số lao động ít ỏi đó chưa đủ đáp ứng nhu cầu, khiến các DN du lịch hoạt động khó khăn. Nếu theo đúng quy hoạch, tới năm 2020, Cơn Đảo dự kiến đón hơn 180 ngàn lượt khách sẽ cần tới khoảng 5.200 lao động, gấp 9 lần hiện tại. Đó sẽ là khoảng trống rất khó lấp đầy.

Một vấn đề nữa là khoảng 90% lao động tại các cơ sở du lịch đến từ các tỉnh, thành khác. Do sống xa cách đất liền, lại gặp những hạn chế về điều kiện sinh hoạt nên khơng phải ai cũng gắn bó lâu dài với cơng việc, kể cả khi DN có nhiều chế độ đãi ngộ. Chẳng hạn, tại khách sạn Sài Gòn - Côn Đảo, chưa tới 10% lao động đang làm việc tại đây là người dân địa phương.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo thông qua các số liệu thống kê trong 05 năm gần đây. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch Cơn Đảo. Áp dụng mơ hình SWOT đánh giá thực trạng du lịch địa phương huyện Côn Đảo.

CHƯƠNG 3: MT S GII PHÁP XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU DU LCH

ĐỊA PHƯƠNG HUYỆN CÔN ĐẢO, TNH BÀ RA VŨNG TÀU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch địa phương huyện côn đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)