Phân tích nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định giá công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 53 - 56)

3.1. Tổng quan tình hình nền kinh tế Việt Nam

3.1.1. Phân tích nền kinh tế

3.1.1.1. Tình hình GDP Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016 và dự báo năm 2017

Bảng 3.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2016

Tỷ lệ GDP thực (%)

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo trong nƣớc) Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của Việt Nam năm 2014 tăng 5.98% so với năm 2013. Mức tăng trƣởng năm 2014 cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Tỷ lệ GDP năm 2015 đạt 6.68% cao hơn mục tiêu 6.2% và cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng; GDP bình qn đầu ngƣời năm 2015 ƣớc tính đạt 45.7 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2109 USD/ngƣời, tăng 57 USD so với năm 2014. Tuy nhiên, chỉ tiêu này năm 2016 giảm cịn 6.21%, khơng đạt mục tiêu đề ra là 6.7%. Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh nền kinh tế thế giới năm 2016 không thuận, giá cả và thƣơng mại tồn cầu giảm, trong nƣớc gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trƣờng biển diễn biến phức tạp, đây cũng là năm chuyển giao thế hệ lãnh đạo… thì việc đạt đƣợc mức nhƣ trên là một điều đáng mừng. Và nền kinh tế Việt nam vẫn tăng là một nƣớc tăng trƣởng nhanh trong khu vực.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng GDP thực (%)

(Nguồn: Bộ phận Nghiên cứu thị trƣờng CBRE Q4/2016) Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 đạt 6,21%, tuy thấp hơn mục tiêu đề ra nhƣng vẫn thuộc nhóm dẫn đầu của khu vực Châu Á.Vốn FDI có vai trị quan trọng trong thúc đẩy tăng trƣởng ở Việt Nam Trong năm 2016, nguồn vốn giải ngân ƣớc tính ở mức 15.8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015. Bên cạnh đó, hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEF) sẽ mang đến cho Việt Nam những cơ hội nhƣ tăng cƣờng quan hệ kinh tế đối với các đối tác chính nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nƣớc Đơng Nam Á. Do đó, kinh tế Việt Nam nhìn chung sẽ tiếp tục tăng trƣởng.

GDP đƣợc kỳ vọng sẽ tiếp tục xu hƣớng hồi phục trong năm 2017. Mức tăng trƣởng 6.7% của GDP trong năm 2017 có thể đạt đƣợc khi giá dầu thơ trung bình năm 2017 đƣợc kỳ vọng phục hồi về mức 55USD/thùng và với sự phục hồi của ngành nông nghiệp cùng với sự tăng trƣởng ổn định của công nghiệp sản xuất, chế biến chế tạo. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ƣớc tính sẽ tiếp tục tăng trƣởng ổn định. Tăng trƣởng xuất khẩu bền vững của khối FDI cũng sẽ giúp cán cân thƣơng mại tiếp tục thặng dƣ trong năm 2017.

3.1.1.2. Tình hình lạm phát, lãi suất của Việt Nam

Biểu đồ 3.2: Tình hình lạm phát, lãi suất của Việt nam

• Lạm phát: Mục tiêu kiểm sốt lạm phát trong mức trung bình 4% của Chính Phủ trong năm 2017 nhiều khả năng sẽ gặp nhiều thách thức và nếu không giữ đƣợc sẽ gây áp lực trực tiếp lên lãi suất và tỷ giá.Yếu tố ảnh hƣởng đến lạm phát:

+ Thứ nhất, xu hƣớng tăng của giá hàng hóa nguyên vật liệu với nhiều mặt hàng quan trọng nhƣ kim loại, sắt, thép, kẽm, đồng và dầu thô, ảnh hƣởng trực tiếp giá cả đầu vào cho sản xuất xây dựng.

+ Thứ hai, Xu hƣớng tăng của đồng USD. Tỷ giá tăng sẽ khiến giá hàng hóa nhập khẩu tăng, đẩy lạm phát lên cao, chƣa kể sức ép lên nợ công và lãi suất trong nƣớc.

Nhƣ vậy, khả năng lạm phát tăng cao trong năm 2017 là hiện hữu.

• Lãi suất: Trong những năm gần đây, dịng tiền ngoại vẫn đóng vai trị dẫn dắt và định hƣớng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Những biến động mạnh trong năm 2011 đã là thách thức cho NHNN trong việc điều chỉnh mặt bằng lãi suất năm 2012. Lãi suất cho vay giảm chỉ còn 12% - 13%. Năm 2013, thị trƣờng tiền tệ cũng không mấy biến động. Đến cuối năm, lãi suất

huy động giảm nhẹ xuống còn 9%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên, lãi suất cho vay cũng đƣợc điều chỉnh 8% - 11,5%/năm trung và dài hạn.

Lãi suất năm 2014 vẫn nằm trong xu hƣớng giảm. Lãi suất cho vay khoảng 9.5% - 11%/ năm cho các khoản vay trung và dài hạn. Hệ thống ngân hàng từng bƣớc ổn định và từng bƣớc tiếp cận với tiêu chuẩn tòan cầu.

Năm 2015, lãi suất tiếp tục giảm nhƣng so với các nƣớc trong khu vực cung nhƣ thế giới, mặt bằng lãi suất của Việt nam vẫn khá cao, đặc biệt là lãi suất cho vay.

Năm 2016, lãi suất huy động đã tăng trở lại trong khi lãi suất cho vay lại giữ vững ổn định, nguyên nhân chủ yếu do sự chạy đua vốn huy động giữa các ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể, lãi suất huy động cuối năm 2016 ở mức 6.5% - 8% kỳ hạn trên 12 tháng.

Dự báo năm 2017, áp lực từ khả năng tăng lãi suất của FED khiến dòng vốn ngoại rút khỏi những thị trƣờng biên và sẽ còn là xu hƣớng chủ đạo, điều này đặt ra thách thức cần phải đáp ứng một dòng tiền mới thay thế để đảm bảo thanh khoản thị trƣờng đƣợc duy trì ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB định giá công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc hòa bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w