1.1. TỔNG QUAN VỀ ODA
1.1.6. Những xu hướng mới của ODA trên thế giới
Trong thời đại ngày nay, dòng vốn ODA đang vận động với nhiều sắc thái mới. Đây cũng chính là một trong những nhân tố tác động tới việc thu hút nguồn vốn ODA. Do đó, nắm bắt được xu hướng vận động mới này là rất cần thiết đối với nước nhận tài trợ. Những xu hướng đó là [6]:
Thứ nhất, Ngày càng có thêm nhiều cam kết quan trọng trong qua hệ hỗ
trợ phát triển chính thức như:
- Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực vào năm 2015.
- Phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015.
- Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015.
- Hoàn thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo sức khoẻ sinh sản không muộn hơn năm 2015.
- Thực hiện các chiến lược quốc gia và tồn cầu hố vì sự phát triển bền vững của các quốc gia.
Thứ hai, Bảo vệ môi trường sinh thái đang là trọng tâm ưu tiên của các
nhà tài trợ.
Thứ ba, Vấn đề phụ nữ trong phát triển thường xuyên được đề cập tới
trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ. Phụ nữ đóng một vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội được hưởng những thành quả của phát triển, đồng thời phụ nữ cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển. Vì thế sự tham gia tích cực của phụ nữ và đảm bảo lợi ích của phụ nữ được coi là một
trong những tiêu chí chính để nhìn nhận việc thực hiện tài trợ là thiết thực và hiệu quả.
Thứ tư, Mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể. Tuy
nhiên ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số mục tiêu như: Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế ; Xố đói giảm nghèo; Bảo vệ mơi trường…
Thứ năm, nguồn vốn ODA tăng chậm và cạnh tranh giữa các nước đang
phát triển trong việc thu hút vốn ODA đang tăng lên.
Trong bối cảnh nguồn ODA đang có xu hướng giảm dần, điều này tạo nên sự bất lợi cho các nước vốn là đối tượng của ODA, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á, nơi vừa phải chịu hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng đã khó khăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Vấn đề đặt ra cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam là cần phải nắm bắt được những xu thế vận động của dịng vốn ODA để có những biện pháp hữu hiệu để đa phương hoá các nguồn hỗ trợ cũng như phải tranh thủ thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả từ các nhà tài trợ nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.