Thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro

Một phần của tài liệu 0544 Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại Chi nhánh NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trung Yên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 97 - 100)

3.2. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TỒN TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CH

3.2.5. Thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro

Để có biện pháp xử lí kịp thời những rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng cần trích đầy đủ quỹ dự phòng rủi ro theo qui định của NHNN đưa vào chi phí nhất là khi có những khoản phát sinh chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Agribank chi nhánh Trung Yên cần thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo qui định của NHNN trên cơ sở phân loại nợ một cách hợp lí. Hiện tại các NHTM đang đang áp dụng việc phân loại nợ và trích lập dự phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động tín dụng theo Quyết định

Để làm tốt công tác này Agribank chi nhánh Trung Yên cần thực hiện qui trình đánh giá chấm điểm , xếp hạng khách hàng theo Quyết định 1406/NHN0- TD ngày 23/5/2007 của Tổng Giám đốc NHN0&PTNT Việt Nam và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của AGRIB ANK cơng khai và minh bạch để làm cơ sở cho việc trích lập dự phịng rủi ro hợp lí.

Tuy nhiên Theo quy định hiện hành, các khoản nợ được chia thành năm nhóm khác nhau. Nhóm 1: nhóm đủ tiêu chuẩn; nhóm 2 (nợ chú ý): nhóm có nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ đã được cơ cấu lại; nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): nhóm nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày hoặc khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng nợ quá hạn vẫn dưới 90 ngày; nhóm 4 (nợ nghi ngờ): các khoản nợ quá hạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày hoặc các khoản nợ đã được cơ cấu lại nhưng vẫn quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; nhóm 5: nhóm có khả năng mất vốn. Mục tiêu của việc phân chia này để áp dụng các biện pháp cần thiết trích lập dự phịng (nợ nhóm 1: 0%; nợ nhóm 2: 5%; nợ nhóm 3: 20%; nợ nhóm 4: 50%; nợ nhóm 5: 100%). Nếu xét ở góc độ an tồn tín dụng đơn thuần thì đây là biện pháp phịng ngừa và sẵn sàng xử lý rủi ro tốt. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ các tổ chức tín dụng, thì cần cân nhắc quy định cho phù hợp. Nếu sử dụng phương pháp xếp hạng khách hàng cứng nhắc sẽ dẫn đến tình trạng nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của các tổ chức tín dụng sẽ có thể ở mức rất cao, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống. Chúng ta cũng có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tín nhiệm của các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế đã sử dụng, nhưng cần tính đến đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, với số lượng các khách hàng có quy mơ nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ áp đảo. Thơng thường, chỉ có khách hàng được xếp hạng cao (từ A đến AAA), với điều kiện khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày thì mới được phân loại thành nợ nhóm 1 (trích lập dự phịng 0%). Trên thực tế, số lượng khách hàng thuộc hạng này tại tất cả các tổ chức tín dụng chiếm tỷ

trọng rất nhỏ. Phần lớn khách hàng của các tổ chức tín dụng được xếp hạng chủ yếu từ BBB đến CC, nếu theo cách phân loại nợ chuẩn mực thì hầu hết số khách hàng này sẽ bị phân loại nợ nhóm 2, nhóm 3. Hệ quả của quy định này là ngay lập tức kể từ khi cho vay, dù trả đúng hạn đều bị phân loại nợ nhóm 3. Như vậy, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của tồn hệ thống sẽ rất cao, cao hơn nhiều so với bản chất loại nợ thực tế.

Như đã phân tích ở trên, việc đưa ra các tiêu chí phân loại nếu khơng tính tới thực tiễn áp dụng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng Ngân hàng của đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do các tổ chức tín dụng e ngại hoặc khơng thể giải ngân cho nhóm khách hàng này, ảnh hưởng đến chủ trương phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước.

Bên cạnh các doanh nghiệp có quy mơ lớn (các tập đồn, tổng cơng ty lớn) có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng (đặc biệt là các tập đoàn, tổng cơng ty nhà nước vì bên cạnh vị thế kinh tế vốn có của tổ chức kinh tế lớn, cịn nhiều yếu tố độc quyền nhà nước đang được chuyển thành độc quyền doanh nghiệp, thể hiện trong vị thế của các tổ chức này), các tổ chức tín dụng “bán lẻ” phát triển thị phần của mình bằng con đường tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, Nhà nước cần nên xem xét, điều chỉnh việc phân loại nợ vào các nhóm theo các tiêu chí phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế và các khách hàng vay của Việt Nam. Theo đó, trừ các khách hàng xếp hạng rất thấp và rất rủi ro, các khoản vay của các khách hàng khác với điều kiện cho vay đã được thẩm định kỹ càng theo các tiêu chuẩn quy định của pháp luật, với khả năng trả nợ và nguồn tài chính đảm bảo trả nợ cho khoản vay thì cần được phân loại vào nhóm 1.

Một phần của tài liệu 0544 Giải pháp đảm bảo an toàn tín dụng tại Chi nhánh NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Trung Yên Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w