Theo chủ nghĩa Mác-Lênin bất cứ giai cấp và chính đảng nào muốn giành và giữ được chính quyền nhà nước thì trước hết phải có được một đội ngũ những con người làm đầu tầu, nịng cốt. Giai cấp vơ sản và chính đảng của mình cũng vậy, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng; đó là đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, như Mác đã khẳng định: "Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn"[30, tr.181], và Lênin chỉ ra: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" [27, tr.473]; vì thế, theo Lênin với bất kỳ đảng cầm quyền nào đều có hai vấn đề hệ trọng là đường lối chính trị và vấn đề cán bộ, trong đó mấu chốt là vấn đề con người, vấn đề lựa chọn con người.
Kế thừa những quan điểm đó của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức rõ một cách sâu sắc vị trí, vai trị của người cán bộ, Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, tìm cách giải quyết một cách linh hoạt và tồn diện vấn đề đó phù hợp với điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh coi "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[43, tr.269], và "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém"[43, tr.240]. Vì thế theo Người điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp đi tới thắng lợi là phải có cán bộ tốt. Cán bộ chính là cầu nối giữa Đảng,
Chính phủ với nhân dân, làm cho mối liên hệ đó trở nên khăng khít, hiện thực, mà kết quả là đường lối chính sách của Đảng, của Chính phủ được thực thi bởi chính đội ngũ cán bộ và bởi chính nhân dân. Cán bộ là người hiểu chính sách và đem chính sách đó giải thích cho nhân dân để nhân dân hiểu và thi hành. Ngược lại cũng chính cán bộ là người lăn lộn cùng nhân dân, hiểu được nhân dân, đem tâm tư ý nguyện của nhân dân phản ánh lại với Đảng và Chính phủ, như Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng"[43, tr.269].
Hồ Chí Minh hiểu rõ muốn tổ chức cơng việc được tốt thì rất cần có người cán bộ có tài, có đức. Cán bộ khơng chỉ là yếu tố quyết định chất lượng của chính sách, đường lối, mà cịn đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc thực thi chính sách đường lối đó, đặc biệt là vai trò gương mẫu, đầu tầu trong thực hiện. Qua đó thấy được rằng Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cán bộ ở một vị trí có tính chất quyết định: "Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, do nơi kiểm tra"[43, tr.154].
Nhận thức được vị trí, vai trị của người cán bộ, nên từ rất sớm và trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh ln quan tâm chú trọng mảng cơng tác này. Ngay từ tháng 6 năm 1923, trong bức thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người đã sớm đề cập tới vấn đề cán bộ cho cách mạng Việt Nam: "Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập"[39, tr.420]; và 2 tháng sau, trong một tài liệu về tình hình Đơng Dương, Hồ Chí Minh đã nêu chương trình hành động 4 điểm, trong đó có nêu rõ tại điểm 2 và 3: "2. Tập hợp những phần tử dân tộc cách mạng, 3. Cố gắng đưa những thanh niên người bản xứ đi Mát-xcơ-va"[39, tr.204]. Tiếp theo Hồ Chí Minh cịn có nhiều báo cáo đề cập vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Qua đó thấy tốt lên một điều là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đã coi cán bộ có vị trí, vai trị hết sức quan trọng mang tính chiến lược của sự nghiệp cách mạng.
Có nhiều điểm cụ thể chứng minh những điều trên là ở chỗ kể từ khi tới Trung Quốc tiếp cận rất gần để chỉ đạo cách mạng Việt Nam và khi về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã trực tiếp lựa chọn nhiều thanh niên ưu tú gửi đi đào tạo nguồn cán bộ ở Đại học phương Đơng hoặc ở trường Qn sự Hồng Phố, hoặc trực tiếp mở lớp huấn luyện cán bộ, hoặc chỉ đạo việc mở lớp huấn luyện cán bộ và trực tiếp làm công tác giảng dạy.
Cũng cần phải thấy rằng khi bàn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh ln đặt cán bộ trong sự tổng hịa các mối quan hệ đa chiều. Khi coi "cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc" Hồ Chí Minh cho thấy khơng có cán bộ thì mọi cơng việc khơng thể hồn thành. Nhưng Hồ Chí Minh khơng chỉ dừng lại ở đó, ở chỗ có hay khơng có cán bộ để cho cơng việc; mà Người ln tìm đến điểm gốc của vấn đề, là chất lượng cán bộ để từ đó mới khẳng định được một điều "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém". Như vậy cán bộ chính là cái dây chuyền trong cỗ máy công nghiệp liên hồn, có nhiệm vụ vừa tạo đà, vừa kết nối sự vận hành của cỗ máy ấy; để từ đó Hồ Chí Minh địi hỏi người cán bộ phải là cán bộ tốt, để từ nguồn "tiền vốn" ấy mới làm ra được lãi; bởi thế nếu có cán bộ tốt thì thành cơng, tức "có lãi", cịn nếu khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là "lỗ vốn".
Khẳng định vị trí, vai trị của người cán bộ, địi hỏi người cán bộ phải có những đức tính tốt, Hồ Chí Minh cũng khơng cực đoan cho rằng cán bộ chỉ có tính tốt hay tồn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có cả tính xấu. Nhưng người cán bộ phải biết nhận biết, sửa chữa, loại bỏ tính xấu, phát triển tính tốt của mình; đồng thời Hồ Chí Minh cũng khơng cho rằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả, mà "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân"[48, tr.197], còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗ nhận thức được để đi trước, làm gương, lãnh đạo.
Như vậy có thể thấy rõ rằng Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề cán bộ ở vị trí hết sức quan trọng, có vai trị to lớn đặc biệt trong tồn bộ sự nghiệp cách mạng. Do đó với Hồ Chí Minh, việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là vấn đề cấp bách của Đảng và Nhà nước. Đó chính là
những tiêu chuẩn cơ bản mà người cán bộ cần phải có để vừa thể hiện và thực hiện được vị trí, vai trị của mình trong sự nghiệp cách mạng.