Sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

Trong mọi công việc, việc thành bại phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề cán bộ, vì vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới việc sử dụng cán bộ sao cho có hiệu quả. Hồ Chí Minh đưa ra phương châm sử dụng cán bộ là: "Hiểu biết cán bộ. Khéo dùng cán bộ. Cất nhắc cán bộ. Thương yêu cán bộ. Phê bình cán bộ" [43, tr.277].

Trước hết trong sử dụng cán bộ phải hiểu biết đúng cán bộ. Đây là căn cứ

quan trọng để sử dụng cán bộ có hiệu quả. Và muốn biết cán bộ thì phải biết mình trước, vì: "Đã khơng tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái của người ta, thì trước hết phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu khơng biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu" [43, tr.277]. Hiểu biết cán bộ để nhìn thấy và khơi dậy được những điểm tốt, điểm mạnh cũng như điểm yếu của cán bộ, qua đó tìm được cách sử dụng cán bộ cho thích hợp với khả năng của mỗi người.

Hiểu biết và đánh giá cán bộ phải dựa trên những cơ sở khoa học để thấy rõ được cán bộ làm được việc và cán bộ tốt

Thứ hai, phải khéo dùng cán bộ. Cán bộ cũng là con người, không phải thánh,

có tốt, có xấu, nên vấn đề là khéo nâng cao chỗ tốt, sửa chữa chỗ xấu cho họ, "Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người để giúp người sửa chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được" [43, tr.271]. Trong dùng cán bộ cần phải tránh: "1.Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. 2.Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.

3.Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình khơng hợp với mình" [43, tr.279].

Thứ ba, phải có gan cất nhắc, đề bạt cán bộ theo yêu cầu của công việc.

Không được sợ những người được cất nhắc sẽ vượt mình, hay vì đó mà địa vị, uy tín của mình sẽ sụt giảm. Cất nhắc cán bộ đừng vì danh lợi hay lịng u ghét cá nhân: "Nếu vì lịng u ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định khơng ai phục" [43, tr.281]. Để cất nhắc cán bộ phải xem xét tài năng, sở trường của họ, xem xét lời nói với việc làm của họ, và căn cứ vào nhu cầu của thực tiễn công việc.

Thứ tư, trong sử dụng cán bộ phải biết kết hợp các loại cán bộ, mà nguyên tắc

chung là trên tinh thần đồn kết, khơng bè cánh, hẹp hịi, cùng hướng tới việc hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Trong kết hợp sử dụng cán bộ, phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển.

Thứ năm, phải chú trọng thực hiện việc luân chuyển cán bộ nhằm đáp ứng yêu

cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, để thông qua thực tiễn làm cho cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao hiểu thấu tình hình; đồng thời đó cũng là cách để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, qua đó thấy được điểm mạnh của cán bộ để phát huy, cũng như điểm yếu để khắc phục. Khi luân chuyển cán bộ phải có quy định cụ thể, rõ ràng, đặt lợi ích chung lên trên, chống bản vị, cục bộ, địa phương hay thân quen, bè phái.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w