Xuất phát từ vị trí,vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói riêng

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

nghiệp cách mạng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói riêng

Là một hệ thống lý luận phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực rộng lớn khác nhau, tư tưởng Hồ Chí Minh chứa đựng những chân lý bền vững đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam kiểm nghiệm và xác nhận; đó là hệ thống lý luận khơng chỉ có ý nghĩa là sợi chỉ đỏ dẫn đường cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong cơng cuộc đổi mới ngày nay, mà cịn có giá trị bền vững lâu dài đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai, như cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã xác nhận: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" [7, tr.21], và "Tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tế cách mạng

nước ta, phù hợp với nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta" [9, tr.128]. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản quý báu của Đảng và dân tộc ta; vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, tổng kết, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay là nhiệm vụ lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, thơng qua hoạt động thực tiễn của mình, Hồ Chí Minh đã khái quát nên một hệ thống lý luận khoa học về con đường đi của cách mạng Việt Nam, trở thành tiêu chí dẫn đường cho thắng lợi của cách mạng nước ta. Nhận thức được vị trí, vai trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng, Đảng đã sớm khẳng định việc nghiên cứu, học

tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng (03/02/1930), tư tưởng Hồ Chí Minh đã đi vào đường lối của Đảng, thể hiện trước hết ở Chính cương vắt tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng. Từ năm 1941, khi Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thì tư tưởng của Người ngày càng được quán triệt rõ hơn. Đến tháng 2/1951, trong diễn văn khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Tơn Đức Thắng đã khẳng định: "Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch" [13, tr.9].

Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ XX trở đi, việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh ngày càng được mở rộng. Nhân kỷ niệm lần sinh thứ 70 của Người (19/5/1960), đồng chí Trường Chinh đã viết: "Nhân dịp này, chúng ta hãy ôn lại tiểu sử và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, tìm hiểu, học tập tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người để phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân được tốt hơn" [4, tr.20]. Từ đó, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh đã được đặt ra. Đến văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1981) đã khẳng định: "Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tồn Đảng" [8, tr.61]. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) ghi rõ: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" [7, tr.21]. Đặc biệt, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ có ở Việt Nam, mà đã được đặt ra trên bình diện và mang tầm vóc quốc tế; đó là việc vào năm 1989, UNESCO (tổ chức văn hóa, giáo dục và khoa học của Liên hợp quốc) đã ra Nghị quyết về tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 1990 ở tất cả các nước thành viên. Sau đó, nhiều cuộc hội thảo về Hồ Chí Minh đã được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới như ấn Độ, Pháp, An- giê-ri, Đức…

Như vậy, bước phát triển của khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã dần được làm rõ, từ chỗ đặt vấn đề học tập đường lối, đạo đức, tác phong Hồ Chí

Minh (1951), đến học tập tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh (1960), rồi khẳng định cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng (1991). Đó là những cơ sở chính trị quan trọng cho việc nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng được chú trọng, mở rộng; năm 1993, một cơng trình khoa học cấp nhà nước mang tên KX.02 nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời.

Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) xác định một trong những phương hướng chủ yếu của phát triển khoa học và công nghệ là: "Vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [10, tr.104], để cùng với các khoa học khác làm chỗ dựa khoa học cho việc thực hiện các bước phát triển của đất nước. Đến Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương khóa VIII (1996), trong Chiến lược phát triển khoa học và cơng nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lại đưa ra định hướng: "Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển CNXH khoa học; … xây dựng lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH của Việt Nam" [15, tr.55].

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp (2001) tục khẳng định vị trí, vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, coi đó là ngọn đuốc "soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta" [11, tr.84]; và Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 5, khóa IX (2002), trong Nghị quyết về nhiệm vụ chủ yếu của cơng tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới lại tiếp tục nhấn mạnh cần phải tổ chức học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc, có hệ thống.

Tuy nhiên, các Nghị quyết trong các văn kiện trên của Đảng mới dừng lại ở việc khẳng định vị trí, vai trị quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, mà chưa đề cập tới kế hoạch cụ thể về nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đến năm 2003, nhân dịp kỷ niệm lần sinh thứ 113 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX đã có Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 27/3/2003 về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng

Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới. Tiếp đó, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương có văn bản số 2995-HD/TTVH hướng dẫn cụ thể Chỉ thị trên. Có thể coi đó là những văn bản chuyên đề đầu tiên của Đảng về nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bằng các văn bản, nghị quyết của mình, qua chỉ đạo thực tiễn, Đảng đã chỉ rõ vị trí, vai trị hết sức quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng lý luận Mác-Lênin, là kết quả vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đó là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Vì vậy, Đảng đã khẳng định việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, coi đó là trọng tâm nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn Việt Nam, trong đó có khoa học pháp lý.

Khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam địi hỏi phải có sự thấm nhuần sâu sắc, bằng hoạt động thực tiễn, cụ thể để vận dụng một cách sáng tạo và phát triển một cách đúng đắn những nguyên lý và nội dung phương pháp luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết những vấn đề thực tiễn của đất nước trên tất cả những lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội đất nước, đặc biệt là để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Để thực hiện điều đó địi hỏi phải tiến hành nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh một cách nghiêm túc, có hệ thống.

Việc nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng chú trọng từ khá sớm. Tuy nhiên, trên thực tế cơng tác này cịn chưa thực sự tồn diện, việc nhận thức cịn đơn giản; cơng tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh chưa thực sự tương xứng với tầm vóc, vị trí, vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ sau dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người (1990), việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều kết quả; nhưng theo đánh giá trong Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng và Hướng dẫn 2995-HD/TTVH của Ban

Tư tưởng Văn hóa Trung ương thì việc nghiên cứu vẫn chưa được thống nhất, chưa đạt được chiều sâu tư tưởng lý luận, làm cho việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chưa gắn với việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn; cho nên cần phải có một sự nghiên cứu, học tập, vận dụng mang tính tồn diện, hệ thống, nhất là phải gắn việc nghiên cứu, học tập đó với việc giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn đất nước trong thời kỳ đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay để hội nhập quốc tế và phát triển đất nước. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ, công chức như Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương 3 khóa VIII (1997) chỉ rõ là có một bộ phận giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thối hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, lạm dụng chức quyền để tham nhũng, làm xói mịn bản chất cách mạng, uy tín của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ; đòi hỏi người cán bộ trong thời kỳ mới phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn; thấm nhuần và noi theo tấm gương mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, nó mang tính chiến lược lâu dài, vừa trực tiếp phục vụ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của công cuộc đổi mới đất nước.

Một phần của tài liệu tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w