Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 66)

2.4 Đánh giá chung về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

Huyện Hữu Lũng có xuất phát điểm về kinh tế còn thấp, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn. Địa hình chủ yếu là đồi núi cao, phân cách lớn, đời sống dân cư nơng thơn cịn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng lớn, huy động đóng góp từ các nguồn lực rất hạn chế, trong khi khả năng bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước cịn hạn hẹp. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, trình độ dân trí khơng đồng đều giữa các khu vực làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực.

Các văn bản hướng dẫn, cơ chế, chính sách của trung ương chậm được ban hành đặc biệt là các chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút doanh nghiệp về đầu tư vào khu vực nông thôn và trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy chưa tạo động lực mạnh mẽ trong thực hiện Chương trình và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và tồn xã hội vào cuộc chung sức xây dựng nông thôn mới; chưa thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc đặt ra mục tiêu và còn lúng túng trong tổ chức thực hiện; chưa chủđộng có các giải pháp và tìm kiếm, huy động nguồn lực và ưu tiên nguồn lực cho thực hiện Chương trình.

Việc đánh giá thực trạng, mức độđạt chuẩn các tiêu chí ở nhiều xã, cấp huyện chưa sát thực tế, ảnh hưởng lớn đến việc xác định nội dung, cơng việc, lộ trình thực hiện. Một số nơi, trong chỉ đạo còn nặng về phong trào bề nổi, đối phó, chưa quan tâm hồn thiện thực chất các tiêu chí; việc cân đối nguồn lực cịn gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nợ đọng trong thực hiện Chương trình.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, tuy đã được tăng cường đáng kể, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là sản xuất bền vững theo chuỗi giá trị và sản xuất hàng hóa.

Việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chưa xây dựng thành kế hoạch, lộ trình cụ thể về số lượng, quy mơ và hình thức; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nơng sản cịn hạn chế, đặc biệt cấp xã chưa chủ động đề xuất và quyết tâm thực hiện. Các chính sách khuyến khích phát triển, tổ chức lại sản xuất theo mơ hình mới, hình thành THT, HTX liên kết với doanh nghiệp, tạo đột phá trong phát triển kinh tếchưa được triển khai, vận dụng linh hoạt trên địa bàn tồn huyện.

Quy mơ kinh tế nơng hộ cịn nhỏ, mang tính tự quyết, nên hiệu quả thông qua hợp tác không lớn, không rõ, dẫn đến động lực hoạt động của THT, HTX chưa mạnh, chưa phát huy được tính ưu việt của các hình thức tổ chức sản xuất này trong nền kinh tế thị

trường; nhiều THT, HTX thành lập mới trong thời gian qua cịn mang tính tranh thủ chính sách, chưa vì mục tiêu lợi ích của thành viên, trong khi các doanh nghiệp dịch vụđầu vào, nhất là các tổ chức tín dụng, chưa thực sự tin tưởng, chung tay giúp kinh tế hợp tác phát triển.

Đời sống người dân cịn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa do vậy ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực để đẩy nhanh, hồn thiện các tiêu chí. Nguồn nhân lực dồi dào tuy nhiênchất lượng nguồn nhân lực ở khu vực các xã còn hạn chế, lao động chủ yếu là lao động phổ thơng, chất lượng lao động cịn thấp. Do tập quán sinh hoạt, ăn ở nhiều vùng nơng thơn cịn lạc hậu nhưng đã thành nếp sống của người dân do vậykhó thay đổi và cịn ít những mơ hình điển hình cụ thể. Việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách, phát huy dân chủ cơ sở, trao quyền tự chủ cho người dân và cộng đồng dân cư bàn bạc, lựa chọn và tự tổ chức thực hiện, giám sát, là nội dung cốt lõi trong cơ chế thực hiện Chương trình xây dựng NTM, nhưng nhiều xã chưa triển khai hoặc có triển khai thì mang tính hình thức. Việc triển khai các nội dung, tiêu chí xây dựng nơng thơn mới nhiều địa phương mang tính áp đặt, chưa thực hiện đúng quy trình, quy định.

Năng lực đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã cịn nhiều hạn chế, hầu hết chưa đạt chuẩn theo quy định, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc triển khai thực hiện chương trình ở cấp xã chậm và chưa đúng theo quan điểm chỉ đạo, định hướng của chương trình, đồng thời làm cho tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị đạt thấp so với kế hoạch đề ra.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện Hữu Lũngtrong chương 2 cho người đọc hiểu được đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt là thấy được thực trạng tiến độ triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới của các xã trên địa bàn huyện Hữu Lũng, qua đó thấy rõ mặc dù huyện và các xã trên địa bàn huyện so với mặt bằng chung của cả tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợitừ điều kiện tự nhiên đến kinh tế và xã hội, tuy nhiện tốc độ triển khai thực hiệncác tiêu chí và nội dungxây dựng nơng thơn mới của các xã trên địa bàn huyện còn chậm. Ở hầu hết các xã, việc thực hiện các tiêu chí đềuchậm, khơng đạt yêu cầu so vớichỉ tiêu trong Nghị quyết, kế hoạch của huyện của xã đề ra. Việc triển khai xây dựng nông thôn mới của huyện mới đang tập chung ở những xã được chọn làm điểm, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn vàcủa từng năm. Xã nào được chọn thì mới triển khai đồng bộ quyết liệt chương trìnhhơn, cịn lại cơ bản vẫn đang chơng chờ, ỷ lại chưa chủ động, tích cực trongtriển khai, thực hiệncác nội dung tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, việc lựa chọn chỉ tiêu, tiêu chí phấn đấu đưa vào kế hoạchthực hiện hằng năm chưa bám sátđịnh hướng, mang tính hình thức khơng sát thực do vậy nhiều chỉ tiêu tiêu chí khơng đạt được theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên ngay trong các xã nằm trong kế hoạch đạt chuẩnnông thôn mới trong những năm vừa quacũng chậm tiến độ, việc lựa chọn xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mớitheo tỷ lệ từ trên xuống,khơng căn cứ điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, việc huy động nguồn lực ở địa phương để thực hiện xây dựng nông thôn mới chưa được chủ động, sáng tạo, phần lớn chông trở nguồn lực từ Trung ương, từ tỉnh, do vậy khi nguồn hỗ trợtừ ngân sách cấp trên không đảm bảo theo kế hoạch thì các xã khơng thể hồn thành theo kế hoạch. Việc huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của các xã của huyện thiếu tính chủ động, sáng tạo trong huy động các nguồn lực khác tham gia xây dựng nông thôn mới.Một trong những nguyên nhân căn bản của các nguyên nhân dẫn đến kết quả xây dựng nông thôn mới chậm tiến độ ở các xã trên địa bàn huyện là do năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã cịn yếu, chưa đạt chuẩn theo quy định,thiếu phương pháp,cách thức tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới,thụ động trong công việc.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)