Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 39)

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện 80.674,64 ha. Huyện Hữu Lũng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía bắc, khơ lạnh ít mưa về mùa Đơng; nóng ẩm, mưa ẩm vào mùa hè. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 22,7C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, chiếm khoảng 9% lượng mưa cả năm. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện 80.674,64 ha, trong đó riêng đất nơng nghiệp có diện tích 21.542 ha, đất lâm nghiệp có diện tích 35.295 ha.

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hữu Lũng

Tổng diện tích Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I. Đất sản xuất nông nghiệp 20.573 20.571 21.452

1. Đất trồng cây hàng năm 12.469 12.465 13.405

- Đất trồng lúa 6.284 6.284 6.592

- Đất trồng cây hàng năm khác 6.073 6.070 6.810 2. Đất trồng cây lâu năm 8.103 8.105 8.047

3. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 111 111 2,5

4. Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 318 318 447

II. Đất lâm nghiệp 35.314 35.321 35.295

1. Đất rừng sản xuất 18.144 18.148 18.708

2. Đất rừng phòng hộ 10.200 10.200 9.617

Tổng diện tích Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

III. Đất ở 1.039 1.040 1.290

IV. Đất chuyên dùng 3.729 3.753 3.687

V. Đất chưa sử dụng 18.061 18.061 16.843

1. Đất bằng chưa sử dụng 320 322 393

2. Đất đồi núi chưa sử dụng 140 140 550

3. Đất chưa sử dụng khác 17.600 17.598 15.898

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Hữu Lũng

Tài nguyên nước: Huyện Hữu Lũng khá phong phú, đảm bảo cung cấp nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Tổng diện tích đất sơng suối mặt nước chun dùng 1.429,56 ha với 2 con sông lớn chạy qua địa bàn huyện là sông Thương và sơng Trung. Ngồi ra trong huyện có các hồ lớn như: hồ Cai Hiển, hồ Chiến Thắng, hồ Tổng Đồn,…và các con sơng suối lớn nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các làng, bản, chân ruộng.

Tài nguyên rừng, đến nay nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt nhiều. Hàng năm huyện trồng rừng mới đều đạt trên 1.500 ha, năm 2016, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Hữu Lũng đạt 60,3%.

Tài nguyên khoáng sản của huyện Hữu Lũng chủ yếu là: Đá vôi với hàm lượng CaO khoảng 55% là nguyên liệu để sản xuất xi măng, nguồn tài nguyên này tập trung nhiều ở xã Đồng Tân, xã Cai Kinh, xã Đồng Tiến với khoảng 14 triệu tấn. Các mỏ đất sét ở Đồng Tân, Minh Sơn với trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, dùng làm phụ gia trong sản xuất xi măng. Một số khoáng sản khác như: Mỏ sắt Đồng Tiến, diêm tiêu ở Tân Lập, Thiện Kỵ, phốt phát Vĩnh Thịnh, mỏ bạc Nhật Tiến và các loại vật liệu xây dựng khác.

2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.2.2.1 Đặc điểm về dân số, lao động và phát triển kinh tế của huyện

Dân số: Theo niên giám thông kê năm 2016 thì tổng số dân tồn huyện là 114.860 người với 27.641 hộ, trong đó: Nam 57.776 người chiếm 50,3% dân số toàn huyện; Nữ: 57.084 người chiếm 49,7% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 141,13 người/km2.

Huyện Hữu Lũng có nhiều dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 39,29%, dân tộc Tày chiếm 6,61%; dân tộc Nùng chiếm 52,02%; các dân tộc khác chiếm khoảng 2,08%.

Bảng 2.2 Tình hình dân số huyện Hữu Lũng

STT Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2014 2015 2016

Tỷ lệ tăng bỉnh quân (%)

1 Tổng dân số Người 113.789 114.073 114.860 0.56

2 Chia theo giới tính

Nam - 57.008 57.235 57.776 0,61 Nữ - 56.781 56.280 57.084 0,41

3 Chia theo khu vực

Thành thị - 9.046 9.242 9.267 1,30

Nông thôn - 104.743 104.831 105.593 0,46

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hữu Lũng Lao động: Số người trong độ tuổi lao động hiện nay chiếm khoảng 67,87% dân số toàn

huyện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện khoảng 35%, số lao động chưa có việc làm khoảng 1,5%. Lực lượng lao động của huyện dồi dào, chất lượng nguồn lao động của huyện trong những năm qua tăng dần, tuy nhiên đa phần lao động trong nông nghiệp chưa qua đào tạo, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêucầu sản xuất hàng hóa quy mơ lớn.

Bảng 2.3Kết quả công tác đào tạo nghề huyện Hữu Lũng

Tên ngành ngh Các năm

2013 2014 2015 2016

Nghề nông nghiệp (người) 546 158 469 658 Nghề phi nông nghiệp (người) 64 29 198 70

Tổng 610 178 667 728

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hữu Lũng Đặc điểm phát triển kinh tế của huyện: Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyện đạt trên 10%, trong đó tỷ trọng ngành cơng nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ đạt trên 60%,

quốc doanh với tổng vốn điều lệ đạt gần 200 tỷ đồng đóng góp cho ngân sách huyện hàng năm trên 20 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn hàng năm đạt trên 175 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ và lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn hàng năm đạt trên 2.000 tỷ đồng.

Bảng 2.4Thu nhập và cơ cấu kinh tế của huyện trong 04 năm

Stt Ch tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I. T l giá trtăng thêm hàng năm (%)

01 Tăng trưởng kinh tế 11,2 10,5 11,6 10,2

02 Ngành Nông, Lâm nghiệp 5,6 5,8 5,8 5,4 03 Ngành C.Nghiệp – X.Dựng 15,5 12,3 15,4 11,8 04 Ngành thương mại – dịch vụ 13,5 13,4 13,5 13,4

II. Cơ cấu thu nhp tng s (%)

01 Ngành Nông , lâm nghiệp 36 36 35,7 35,3 02 Ngành C.Nghiệp – X.Dựng 26,6 26,3 26,4 26,6 03 Ngành thương mại – dịch vụ 37,4 37,7 37,9 38,1

III.Thu nhập bình quân đầu người hàng năm (Triệu đồng)

Thu nhập bình quân đầu người 15 17,7 19,5 22,5

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Hữu Lũng

2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nơng thơn mới ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

* Thuận lợi: Hữu Lũng là một huyện có truyền thống về phát triển nơng lâm nghiệp.

Do đó, người dân có thể dễ dàng áp dụng các kỹ thuật mới vào quá trình trồng trọt, chăn ni cũng như q trình sản xuất trao đổi hàng hóa, nơng sản. Dân số trong độ tuổi lao động của huyện chiếm tỷ lệ cao, lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe và cần cù lao động và ham học hỏi, người dân ở khu vực nơng thơn có ý thức chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệt tình tham gia vào cuộc xây dựng nơng thơn mới. Ngồi ra hạ tầng kinh tế xã hội trong những năm qua được quan tâm đầu tư, bước đầu đáp ứng được quá trình phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

Huyện có nền khí hậu đặc thù của vùng núi từ thấp đến cao, cùng với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp tương đối lớn, phù hợp với nhiều cây trồng vật nuôi, đặc biệt là cây ăn quả, điều kiện phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng quy mơ hàng hóa lớn. Bên cạnh đó, với hệ thống sơng ngịi tương đối đang dạng, thuận tiện cho việc tưới tiêu, cung cấp nước cho trồng trọt, chăn ni nên huyện có thể đầu tư hơn nữa cho phát triển nông nghiệp, đổi mới nông thôn.

Với vị trí cửa ngõ phía nam của tỉnh Lạng Sơn, giáp tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên, có Quốc lộ 1A đi qua và hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện trong việc vận chuyển, giao thương với các tỉnh khác cũng như trao đổi hàng hóa trong nội tỉnh. Điều kiện đời sống của người dân cũng đã được cải thiện rõ rệt, hiện tại thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 24,5 triệu/người/năm(nằm trong nhóm các huyện có mức thu nhập cao của cả tỉnh).

Từ các yếu tố nêu trên, có thể thấy huyện Hữu lũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi kể cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xá hội cũng như con người để thực hiện xây dựng nông thôn mới. So với các huyện trong tỉnh, huyện Hữu Lũng đứng trong tốp đơn vị cấp huyện phát triển nhanh của tỉnh.

* Khó khăn: Kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún,

chưa có sản phẩm mũi nhọn, chưa tạo thành quy mơ sản xuất hàng hóa lớn.

Là huyện miền núi địa hình phức tạp, nhiều vùng sâu, vùng xa, đất trồng bị thối hóa nhiều, do khai thác khơng có quy hoạch và biện pháp cải tạo phục hồi nên diện tích đất thối hóa ngày càng lớn ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp.

Kinh tế huyện cịn khó khăn, cơng trình hạ tầng xã hội chưa đồng bộ gây khó khăn trong tiến trình phát triển của huyện. Lực lượng lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo, có tay nghề cao chưa nhiều, chưa đáp ứng được mức độ phát triển của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Với địa hình đồi núi, nhiều diện tích đất nơng nghiệp khơng bằng phẳng gây khó khăn trong sản xuất nơng nghiệp, khó khăn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chưa

thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp hàng hóa tập trung, thâm canh và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ.

Việc triển khai xây dựng nơng thơn mới trên đị bàn tồn huyện mới đang tập chung nhiều vào xã phấn đấu đạt chuẩn hằng năm, các xã còn lại chưa được quan tâm triển khai thực hiện, cấp xã cịn tư tưởng chơng chờ,ỷ lại, khi nào được hỗ trợ, được đầu tư thì mới triển khai. Chưa tự lực, tự cường, quyết tâm trong xây dựng nông thôn mới hằng năm.

Việc huy động nguồn lực tham gia xây dựng nơng thơn mới cịn hạn chế, đặc biệt từ các doanh nghiệp, trong khi nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của kế hoạch hằng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)