Thực trạng tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 39)

Lạng Sơn

2.3.1 Thực trạng tiến độ triển khai các bước trong xây dựng nông thôn mới

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện.

Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp huyện cuối năm 2010, đầu năm 2011 chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dưng nông thôn mới cấp xã và thành lập Ban phát triển thôn, bản. Đến hết tháng 6 năm 2011 các xã đã hoàn thành các nội dung thành lập hệ thống quản lý, thực hiên chương trình. Đồng thời phân cơng nhiệm vụ, ban hành quy chế hoạch động cho các Ban chỉ đạo các cấp. Hằng năm hệ thống quản lý, thực hiện chương trình đều được kiện tồn kịp thời khi có sự điều chỉnh, thay đổi.Tuy nhiên, thực chất hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý của cấp xã chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong xây dựng nông thôn mới, nhiều xã thành lập cho xong, thực chất hầu như không hoạt động.

Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền, tập huấn về thực hiện chương trình.

Năm 2011 việc triển khai công tác tuyên truyền, truyền thôn nông thôn mới được triển khai. Tuy nhiên trong những năm đầu việc tun truyền, truyền thơng nơng thơn mới gặp nhiều khó khăn do chưa có đội ngũ báo cáo viên cấp cơ sở, việc tuyên truyền chủ yếu phụ thuộc vào kế hoạch của tỉnh. Bình quân mỗi năm Văn phịng Điều phối xây dựng nơng thơn mới tỉnh tổ

chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 120 cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở, cấp huyện, cấp xã hằng nămtổ chức tại mỗi xã 01 Hội nghị, đa phần lồng ghép với các hội nghị khác để tuyên truyền về xây dựng nơng thơn mới.Đến hết năm 2016 có khoảng 1.200 lượt người được tuyên truyền, tập huấn nông thôn mới, tuy nhiên chưa đạt 100% cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp cơ sở dược tuyên truyền tập huấn nông thôn mới đến hết năm 2015. Việc tuyên truyền mới cơ bản tập trung ở đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nơng thơn mới các cấp, cịn lại các tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị nắm bắt về nơng thơn mới chủ yếu qua truyền hình, báo, đài phát thanh, chưa được tổ chức đào tạo, tập huần theo chương trình khung của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nơng thơn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

Việc khảo sát đánh giá thực trạng bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nơng thơn mới được triển khai đồng loạt ở 25 xã trên địa bàn huyện ngay từ đầu năm 2011. Kết quả khảo sát là cơ sở để xã tiến hành các bước xây dựng Quy hoạch và lập Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, cấp huyện. Tuy nhiên do cán bộ xã còn nhiều hạn chế, kết hợp với chương trình mới được triển khai do vậy tiến độ khảo sát ở các xã chậm, kết quả khảo sát chưa chính xác, phải rà sốt, khảo sát, đánh giá lại nhiều lần. Đến hết năm 2011 các xã mới hoàn thành việc khảo sát đánh giá hiện trạng theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới.

Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã.

Đây có thể nói là quy hoạch đầu tiên do câp xã thực hiện được phê duyệt bởi UBND huyện, quy hoạch tổng thể của xãvới ba nội dung (Quy hoạch phát triển sản xuất; quy hoạch hạ tầng và khu trung tâm xã; quy hoạch khu dân cư), do vậy việc triển khai lập quy hoạch chậm tiến độ theo yêu cầu(hết năm 2011 hoàn thành xong quy hoạch nông thơn mới của các xã), chỉ có 05 xã phấn đấu đạt chuẩn nơng thơn mới đến năm 2015 mơi hoàn thành quy hoạch và được phê duyệt trong tháng 3 năm 2012, còn lại 20 xã đến hết tháng 10 năm 2012 mới hoàn thiện và được phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; chất lượng quy hoạch đạt thấp, nhiều hạng mục quy hoạch không phù

hợp thực tế của địa phương, cịn nặng về tính tốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa chú trọng đúng mức cho phát triển sản xuất, văn hóa, bảo vệ mơi trường, giải pháp thực hiện còn chung chung chưa sát thực.

Bước 5:Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã.

Do tiến độ lập quy hoạch nông thôn mới của cấp xã tiến hành chậm, do vậy việc lập đề án xây dựng nông thôn mới được triển khai song hành cùng với lập quy hoạch xây dựng nông thơn mới ở cấp xã. Các xã hồn thiện quy hoạch đồng thời cũng hoàn thiện đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Tuy nhiện việc lập đề án của cấp xã bên cạnh việc chậm, thì chất lượng đề án còn thấp, nhiều xã nặng về dự ánxây dựng hạ tầng cơ sở, chưa thực hiện xây dựng dự án thành phần phát triển sản xuất trong đề án. Đề án thiếu sự tham gia của người dân, nhiều xã xây dựng Đề án mang tính đối phó, làm cho xong, chưa sát thực tế và khơngkhả thi.

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án.

Ngay trong thời gian lập Đề án và quy hoạch nông thôn mới, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 đã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, trong đó tập trung tuyên truyền, tập huấn, cấp phát các tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền nông thôn mới đến các thôn, bản, các xã còn lại sau khi Đề án và Quy hoạch được phê duyệt mới xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, nhưng chưa rõ nét, cụ thể, nhiều xã xây dựng kế hoạch mang tính đối phó cịn việc triển khai thực hiện vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp huyện cấp tỉnh. Một số xã thậm trí cịn khơng xây dựng kế hoạch thực hiện hằng năm.

Bước7: Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình.

Việc giám sát, đánh giá chương trình hiện nay chủ yếu từ cấp huyện, cấp tỉnh, việc tự kiểm tra, giám sát, đánh giá của cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa tự giác. Tuy nhiên một phần do Trung ươngđến năm 2016 mới xây dựng và ban hành được bộ chỉ số theo doi, giám sát, đánh giá chương trình. Cơng tác báo cáo kết quả do chưa triển khai việc cập nhật báo cáo qua mạng, qua phần mềm do vậy việc chấp hành quy định báo cáo định kỳ hầu hết các xã thực hiện chưa tốt, cũng mới tập chung ở các xã phấn đấu đạt chuẩn.

2.3.2 Thực trạng tiến độ thực hiện bộ tiêu chí và nội dung xây dựng nơng thơn mới

Tiêu chí 01: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: Hiện nay trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã có 25/25 xã đã hồn thành xây dựng quy hoạch nơng thôn mới và được UBND huyện phê duyệt, đồng thời quy chế quản lý quy hoach cũng đã được thông qua. Tuy nhiên chất lượng quy hoạch ở hầu hết các xã cịn thấp, chưa mang tính khả thỉ, khi triển khai thực tế nhiều nội dung phải điều chỉnh.So với kế hoạch đề ra tiêu chí này đạt.

Tiêu chí 02: Giao thơng

Đường trục xã, liên xã: Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 324,74 km, trong đó đã cứng hóa được 59,55 km (chiếm 18,3%), còn 265,192 km là đường đất (chiếm 81,7%).

Đường trục thơn: Đường trục thơn có tổng chiều dài 421,92 km, trong đó cứng hóa được 70,36 km (chiếm 16,67%) còn 351.56 km là đường đất (chiếm 83.33%).

Đường ngõ xóm: Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 558.345 km, trong đó cứng hóa được 53,48km (chiếm 9,6%) còn 504,87 km là đường đất (chiếm 90,4%).

Đường nội đồng: Tổng chiều dài 211,44km, trong đó hầu hết là đương đất.

Trong 6 năm qua, hệ thốngđường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp thường xuyên; các tuyến đường liên xã, liên thơn được bê tơng hóa ngày một tăng đã góp phần tích cực cho phát triển dân sinh, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đến nay 100% các xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã đi lại thuận lợi 4 mùa. Việc triển khai xây dựng hệ thống giao thông nông thôn từ đường trục xã đến đường thơn trên địa bàn huyện Hữu Lũng có sự nỗ lực tham gia vào cuộc từ các cấp chính quyền đến người dân trên địa bàn với phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm, tuy nhiên do số lượng đường giao thông nông thôn trên địa bànlớn, địa bàn rộng, dân cư ở phân tán, nhiều tuyến đường ít hộ dân sinh sống do vậy việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Qua phụ lục số 3 và 4 ta thấy đến hết năm 2016 trên địa bàn tồn huyện mới có 04 xã hồn thành tiêu chí, đạt 57% kế hoạch, So

với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt và ở mức thập.

chiếm 23,6%, còn lại 423,51km là mương đất chưa được cứng hóa chiếm 79,41%; Trạm bơmdo xã quản lý có 37 chiếc với tổng cơng xuất 5.281 m3/h, trong đó 30 chiếc xuống cấp, trong định hướng cần nâng cấp cải tạo để phục vụ tưới tiêu trong sản xuất; Cầu tại 25 xã có 37 cây cầu bắc qua sông suối phục vụ nhu cầu đi lại và trong sản xuất của người dân, hiện 33 cầu đã xuống cấp, 4 cầu sử dụng bình thường, gây trở ngại nhiều đến cuộc sống người dân; Cống: hệ thống cống nội đồng gồm 1.566 chiếc, trong đó 1.439 chiếc đã xuống cấp, 127 chiếc sử dụng bình thường; Đập: hệ thống đập gồm 93 chiếc, trong đó 88 chiếc bị xuống cấp. Trong những năm vừa qua huyện Hữu Lũng đã huy động, lồng ghép từ các nguồn để hỗ trợ xây dựng, cải tạo, cứng hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần nâng diện tích tưới tiêu chủ động lên 48% tổng diện tích gieo trồng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hỗ trợ cịn hạn chế, việc huy động nguồn lực, xã hội hóa các cơng trình thủy lợi trên địa bàn cịn khó khăn, nhiều cơng trình khi hồn thành đi vào sử dụng việc bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng không được địa phương và người dân quan tâm dẫn đến nhanh hỏng, xuống cấp. Do vậy cả huyện đến hết năm 2016theo phụ lục số 3 và 4 mới có 6 xã hồn thành tiêu chí, đạt 60% kế hoạch đề ra. So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt.

Tiêu chí 04: Điện

Trạm biến áp: tồn huyện có 92 trạm biến áp (khơng tính trạm biến áp các cơng ty, cơ

quan) với tổng cơng suất 12.865 KVA, trong đó nhiều trạm biến áp xây dựng từ lâu hiện nay đã xuống cấp, công suất nhỏ không đảm bảo cung cấp điện đến các hộ dân. Hệ thống đường dây hạ thế: tổng chiều dài đường dây hạ thế có tổng chiều dài 561,203 km, trong đó 475,373 km đường dây hạ thế xuống cấp, chiếm 84,71km, định hướng xây mới thêm 312,72 km đường dây hạ thể để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.Do vậy, trong 6 năm qua ngành điện đã tập trung đầu tư mới và nâng cấp 24 trạm biến áp hạ thế, đồng thời thay thế 132,59 km dây điện 0,4 KV, tổng trị giá đầu tư đến hết năm 2016 ước 66 tỷ đồng, qua đó cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điệntối thiểu của người dân trên địa bàn, hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ được dùng điện đạt khoảng 98,5%. Đồng thời qua phục lục số 3 và số 4 thấy rằng tiêu chí điện làm một trong số ít tiêu chi đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đến hết năm 2016 đã có 10 xã đạt, đạt 100% kế hoach.

Tiêu chí 05: Trường học

Trường mầm non: Hiện trên địa bàn huyện có 25 trường mầm non với tổng diện tích 45.838 m2 (bình qn 8,01 m2/cháu), trong đó phịng học: Tổng số phòng học 98 phịng, trong đó 25 phịng kiên cố, 73 phịng hiện xuống cấp khơng đảm bảo; phịng chức năng: Hiện có 15 phịng chức năng; các cơng trình bổ trợ tại các trường khơng đầy đủ: Diện tích sân chơi nhỏ, hẹp, thiếu cơng trình như nhà vệ sinh, nhà để xe, nhà bảo vệ, bếp nấu ăn. Trang thiết bị trường học còn thiếu, đồ chơi cho trẻ chưa đầy đủ. Bên cạnh đó cịn có khoảng 60 điểm trường, phân trường với 85 phòng học cơ bàn là nhờ các nhà văn hoa thơn.

Trường tiểu học: Tại 25 xã có 27 trường tiểu học với tổng diện tích 218.471 m2 (bình qn 27,16 m2/học sinh), trong đó phịng học: 359 phịng học, trong đó có 144 phịng kiên cố, 215 phòng hiện xuống cấp; phòng chức năng: 35 phòng, hiện tại nhiều trường hiện chưa có phịng chức năng. Số điểm trường, phân trường tồn huyện có 30 điểm trường, phân trường hầu hết là các nhà tạm hoặc nhờ các địa điểm trong thôn.

Trường trung học cơ sở: Hiện có 26 trường trung học cơ sở với tổng diện tích 162.847 m2 (bình qn 28,49 m2/học sinh), trong đó phịng học: 206 phịng học, 121 phịng kiên cố hóa, 87 phịng xuống cấp; phòng chức năng: 26 phòng.

Trong những năm qua với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp các ngành, nhiều trường lớp, phòng học đã được quan tâm sửa chữa, xây mới, tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp, số lượng trường, điểm trường, phân trường, lớp học cần xây mới rất nhiều ở hầu hết các xã, do vậy mới chỉ quan tâm đầu tư ban đầu để đảm bảo nhu cầu tối thiểu để tổ chức học tậpvà giảng dạy, cịn việc đầu tư quy mơ hướng tới đạt chuẩn quốc gia được rất ít, cụ thể qua phụ lục 3 và 4 đến hết năm 2016 mới có ba xã hồn thành tiêu chí này, đạt 42,9%. So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt và ở mức thấp.

Tiêu chí 06: Cơ sở vật chất văn hóa

Trung tâm văn hóa thể thao xã: Hiện nay trên địa bàn huyện có 05 nhà văn hóa xã nhưng cơ bản chưa đạt chuẩn NTM, hiện việc hội họp tại các xã chủ yếu diễn ra tại hội trường UBND xã. Khu thể thao xã có 13 khu với diện tích 113.102 m2, tất cả các khu thể thao xã hiện đều chưa đạt chuẩn, do diện tích sân nhỏ và cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện chưa đầy đủ.Nhà văn hóa và sân thể thao thơn: Đến nay tại 25 xã có 206 nhà

văn hóa thơn, đa số các nhà văn hóa đã đáp ứng chỉ tiêu về diện tích, xây dựng, cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu tối thiểu về hội họp của người dân, tuy nhiên hầu hết các cơng trình phụ trợ cịn chưa được xây dựng. Sân thể thao thôn: Số sân thể thao thơn hiện có 17 sân thể thao với tổng diện tích 58.956 m2, trong đó 9 sân thể thao đạt chuẩn về diện tích, 8 sân thể thao diện tích chưa đáp ứng chỉ tiêu, dụng cụ tập luyện thể thao chưa đầy đủ. Để đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao của người dân cần phải tiến hành xây mới 104 sân thể thao thôn, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao của nhân dân. Đây là một trong những tiêu chí kho thực hiện trên địa bàn do vậy Ủy ban nhân dân tỉnh đã có điều chỉnh về tiêu chí để tháo gỡ cho cơ sở, tuy nhiên do khó khăn về mặt bằng vàđiều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn do vậy hầu hết các xã, các thôn chưa quan tâm triển khai thực hiện đạt tiêu chí này, có chăng chỉ tận dụng nguồn kinh phí hỗ trợ ít ỏi từ nhà nước để xây dựngcơ sở vật chất văn hóa, cịn việc tham gia, đóng góp của người dân và huy động nguồn lực khác hầu hết chưa được quan tâm, điều đó thể hiện trong kết quả ở phụ lục số 3 và số 4,đến hết năm 2016 mới có ba xã hồn thành tiêu chí này, đạt 42,9% kế hoạch. So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt và ở mức thấp.

Tiêu chí 07: Chợ nơng thơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 39)